Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021

4 nguyên tắc “vàng” dạy con học tại nhà mà không tự biến mình thành “mẹ hổ” dành cho các bậc phụ huynh

Giai đoạn dịch bệnh bùng phát, trẻ em tuổi đến trường liên tục gặp phải những gián đoạn do dịch bệnh. Trong thời đại 4.0, chuyện dạy học tại nhà không còn là vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên, việc dạy học tại nhà sẽ trở nên cực kì đau khổ nếu bạn không nắm được 4 quy tắc cơ bản dưới đây.

Cụm từ “mẹ hổ” châu Á xuất hiện sau khi cuốn hồi ký “Khúc chiến ca của mẹ hổ” (Battle Hymn of the Tiger Mother), tác giả Amy Chua xuất bản. Cuốn sách kể cách nuôi dạy hai cô con gái của cô – một giáo sư khoa luật người Mỹ gốc Hoa. Ám ảnh với thành tích học tập tốt và chơi nhạc giỏi, cô đã đặt ra một loạt nội quy buộc hai con gái tuân theo: cấm xem phim; cấm tham gia hoạt động ngoại khóa; cấm chơi game; cấm dùng laptop; tất cả các điểm thi phải ở mức A; phải đứng nhất lớp tất cả mọi môn; ngoài piano và violon không được chơi nhạc cụ nào khác; không được oán trách hay tức giận vì những điều bị cấm.

Có rất nhiều người mẹ như Amy Chu. Họ cố gắng định hình cuộc đời con cái dựa vào những mong muốn của riêng mình; đánh giá chúng bằng những chuẩn mực tuyệt đối; yêu cầu con cái phải tôn trọng, tuân lệnh, biết thứ bậc; vắng bóng sự trao đổi công bằng giữa cha mẹ và con. Cách nuôi dạy này có thể mang lại một đứa con có thành tựu, nhưng không thể mang lại một đứa con sống chân thành với chính nó.

Nếu không đồng tình với cách dạy trên, bạn có thể nắm 4 quy tắc dưới đây để không tự biến mình thành một “mẹ hổ”.

Tìm ra nhịp điệu và cách học

Nhịp điệu và cách học là hai yếu tố quyết định việc dạy học tại nhà có hiệu quả hay không. Phải ghi nhớ rằng con cái (và cả chúng ta) đều là những cá thể độc lập, có nhịp điệu và dòng suy nghĩ vận hành theo cách riêng. Cách học này đúng với người khác, nhưng chưa chắc đã đúng với con mình. Có người học tốt hơn vào buổi sáng, nhưng cũng có người thích học vào buổi đêm. Có người học nhanh nhớ nhanh. Có người chậm mà chắc…

Muốn biết con mình muốn gì ư? Đừng lục tung mạng xã hội và dò la các bà mẹ khác nữa, câu trả lời đúng và chân thành nhất nằm ở con bạn. Trò chuyện với con cái về việc chúng muốn gì và cách học nào là hiệu quả với chúng. Hãy thường xuyên hỏi “Con thích học như thế nào”, vì câu trả lời sẽ luôn thay đổi một khi chúng tiếp nhận thêm nhiều kiến thức.

Thử nghiệm, sai, sửa, thử lại

Sau khi đã tìm ra nhịp điệu và cách học, bạn hãy bắt đầu xây dựng kế hoạch. Bảng kế hoạch đầu tiên với một thời khóa biểu hoàn hảo, mục tiêu tuyệt vời và đầy tham vọng. Bảng kế hoạch thứ hai ít tham vọng hơn. Bảng kế hoạch thứ ba ít hoàn hảo hơn. Nhiều lúc, tất cả những tham vọng kia có thể làm bạn thất vọng. Nhưng thay vì quá coi trọng điều này, hãy xem đó là một phần tất yếu của việc dạy học.

Bạn chỉ biết cái nào hợp với con sau khi đã biết cái nào không hợp trước đã. Bởi chúng ta là con người, một sinh vật mà mọi thay đổi đều rất khó khăn. Đừng chỉ đơn giản áp một lịch trình hoàn hảo lên con cái, và sau đó phát chán vì chúng (và cả bạn nữa) không thể làm theo. Tìm ra một cách học hiệu quả buộc bạn phải thử nghiệm, sai, tìm ra vấn đề, sửa, và thử lại.

Đừng mô phỏng trường học

Hai thập kỉ qua, các lãnh đạo giáo dục ở Mỹ, Anh và Úc đã nhọc công mô phỏng các mô hình dạy học châu Á, hình mẫu là các trường học ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong khi đó, lãnh đạo ở các nước này lại đang tự phê phán nền giáo dục của họ là một thất bại. Trong bài báo có tiêu đề là “The Test Chinesse Schools Still Fail” xuất bản trên tờ The Wall Street Journal vào tháng 9 năm 2010, Jiang Xuequin, một nhà giáo dục học viết rằng: “Đây là sự thất bại của một hệ thống học vẹt: thiếu kĩ năng thực tiễn xã hội, thiếu sự tự rèn luyện và óc tưởng tượng, thiếu những tò mò và đam mê học hỏi”. Trong khi đó Yong Zhao, một nhà giáo dục người Mỹ lớn lên ở Trung Quốc gọi nền giáo dục ở đất nước tỷ dân này là gaofen dineng, nghĩa là “điểm số cao nhưng kĩ năng thấp”.

Dạy học tại nhà và dạy học ở trường vốn rất khác nhau. Nhưng nhiều phụ huynh lại khiến chúng thành ra chẳng khác gì nhau ngoài tên gọi. Cũng vẫn lịch trình đó, bài tập đó, sự căng thẳng và thụ động đó. Rõ ràng, bạn có thể tận dụng khoảng nghỉ bất thường này để con trải nghiệm một cách học thú vị hơn. Ở đó, các môn học lý thuyết được thay bằng bài học thực tiễn. Chúng học toán và biết rằng tình yêu cũng là một công thức nhọc nhằn. Kể cho chúng nghe những câu chuyện bất kì, và giải thích tại sao bạn thích nó và không thích nó. Lấy ví dụ về một cuốn sách và cho chúng biết cuốn sách ấy đã tác động đến bạn ra sao.

Những bài học từ chính bố mẹ

Cựu tổng thống Obama từng ủng hộ mô hình trường học truyền thống hơn, đồng nghĩa nhiều bài kiểm tra hơn trên đất Mỹ. Vị lãnh đaọ này muốn trẻ em được trang bị tốt hơn cho thế giới hôm nay và ngày mai. Nhưng liệu sự chuẩn bị đó có cần thiết không? Chúng ta có cần những người giỏi ghi nhớ các câu trả lời có sẵn không? Hay chúng ta đang cần người đặt những câu hỏi mới, tìm ra câu trả lời mới, suy nghĩ sáng tạo, và biết học cái họ thích và theo cách của riêng họ?

Có một sự thật là hầu hết những kiến thức ở trường học không giúp định hình tính cách con người. Mà chính sự tiếp xúc với bố mẹ, bạn bè và những người xung quanh mới có ảnh hưởng sâu sắc tới chúng ta, kể cả lúc còn nhỏ đến khi trưởng thành. Loại nhạc bạn hay mở trong nhà, loại chương trình bạn theo dõi trên tivi, loại sách bạn để lại trên giường ngủ, cách bạn đối xử với mọi người xung quanh. Không phải là sách giáo khoa hay bài tập về nhà, những hành động của bạn trong đời sống hằng ngày mới chính là bài học có ảnh hưởng nhiều nhất đến con cái.

The post 4 nguyên tắc “vàng” dạy con học tại nhà mà không tự biến mình thành “mẹ hổ” dành cho các bậc phụ huynh appeared first on Tạp chí Đẹp.


tham my diamond
https://ift.tt/2YzRxtG
https://thammydiamonduytin.tumblr.com
tham my diamond

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét