Trên thực tế vẫn có rất nhiều câu chuyện cổ tích về hôn nhân khác quốc tịch, thế nhưng không phải là ai sinh ra cũng có thể tìm được hoàng tử của riêng mình. Để xây dựng và vun vén tổ ấm dưới nền văn hóa hoàn toàn khác biệt, ngoài tình yêu, chị em phụ nữ cần phải nắm vững những điều cơ bản sau.
Thời đại 4.0 tiên tiến giúp ta dễ dàng tìm hiểu về văn hóa các nước trên thế giới, tuy nhiên có những điều “thầm kín” mà chỉ khi sống cùng nó hằng ngày, ta mới thực sự vỡ lẽ. Khoan nói xa xôi vượt biên giới, tại Việt Nam, mỗi vùng miền thậm chí là mỗi gia đình đều có những lối sống, phong cách sinh hoạt khác nhau. Khi đã là vợ chồng thì tình yêu thôi chưa đủ, điều quan trọng hơn hết là chúng ta phải biết nhìn nhận và dung hòa những khác biệt đó để thấu hiểu nhau hơn trong đời sống gia đình.
Giao tiếp là phương thức vô cùng quan trọng để tìm được sự thấu hiểu chung trong một mối quan hệ. Các chuyên gia tâm lý cũng đưa ra cảnh báo, những cảm xúc yêu thương của người vợ sẽ dễ dàng trao đi nhiều hơn nếu lấy chồng Việt và họ buộc phải sử dụng thành thạo ngôn ngữ thứ 2 nếu kết hôn cùng chồng ngoại quốc. Trong hôn nhân khác quốc tịch, hạn chế về mặt giao tiếp sẽ dễ dàng tạo ra khoảng cách. Khi đó, mọi suy nghĩ và cảm xúc của người vợ cũng khó có thể được chồng cảm nhận tường tận. Một tình yêu thực sự cần có sự thấu hiểu, sẻ chia và đặc biệt là sự hòa hợp về tâm hồn, tiếng nói.
Đặc biệt trong thời buổi hiện nay, khi dịch Covid-19 đã khiến nhiều cặp đôi Tây Việt phải chuyển sang “yêu xa” với các lệnh hạn chế đi lại. Khoảng cách địa lý trong hôn nhân luôn là rào cản vô hình, nó sẽ từ từ đẩy hai người yêu nhau ra xa nếu cả hai không giữ mối liên lạc thường xuyên. Việc lấp đầy khoảng cách bằng những chia sẻ vui buồn hằng ngày, trao nhau lời nói yêu thương, cử chỉ quan tâm,… là điều vô cùng cần thiết để “giữ lửa” tình cảm cho cặp vợ chồng khác quốc tịch.
Sinh con là một trong những điều thiêng liêng nhất của người làm mẹ. Thế nhưng khi lấy chồng ngoại quốc, sự ra đời của đứa trẻ được nhận định là một trong ba nguyên nhân chính gây bất đồng cuộc sống hôn nhân. Điều này thể hiện qua những việc như đặt tên cho con là gì để có thể kết nối cả hai nền văn hóa, vấn đề giấy tờ,… hay phức tạp hơn là chuyện giáo dục và nuôi dạy con. Việc này đòi hỏi cặp vợ chồng phải dung hòa những khác biệt để có thể mang lại những giá trị tốt nhất cho đứa trẻ cũng như vun vén cuộc sống gia đình bền vững, dài lâu.
The post Khác biệt văn hoá hay rào cản ngôn ngữ có phải là nguyên nhân khiến hôn nhân Đông – Tây tan vỡ? appeared first on Tạp chí Đẹp.
tham my diamond
https://ift.tt/K1PgQir
https://thammydiamonduytin.tumblr.com
tham my diamond
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét