Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

{Blog #4} Chuyện kinh doanh mỹ phẩm.

Có rất là nhiều người nói với Oanh là họ thích công việc như Oanh đang làm và cũng rất muốn kinh doanh mỹ phẩm. Nhưng do chưa có kinh nghiệm nên họ không biết làm như thế nào và phải bắt đầu từ đâu.

Cho nên hôm nay, Oanh viết cho các chị tài liệu ngắn này. Không dám nói là hướng dẫn, bởi vì Oanh cũng còn rất non trẻ trong nghề. Nhưng với kinh nghiệm của một người đi trước, thì Oanh mong là bài viết này có thể giúp cho các chị có cái nhìn rõ ràng hơn về nghề tư vấn chắm sóc da, cũng như là việc kinh doanh mỹ phẩm.

Okie! Giờ chúng ta bắt đầu với việc học trước nhé. Bởi vì theo quan điểm của Oanh, cái gì đã gọi là nghề thì đều phải bắt đầu từ việc học.

#1. Học gì?

Cho dù mục tiêu của các chị là sau này muốn trở thành một chuyên viên tư vấn chăm sóc da, hay là chủ của một thương hiệu mỹ phẩm. Thì cái đầu tiên mà các chị cần học đó là những kiến thức cơ bản về chăm sóc da và mỹ phẩm.

Các chị phải học để biết một quy trình chăm sóc da tối thiểu nhất bao gồm bao nhiêu bước, các bước thực hiện như thế nào và phải thực hiện ra sao?

Học để biết mỹ phẩm là gì? Mỹ phẩm có bao nhiêu loại và cách sử dụng từng loại.

Tất cả những kiến thức cơ bản này, các chị hoàn toàn có thể học được tại các buổi workshop hướng dẫn về chăm sóc da, qua sách báo hoặc qua các khoá học online đều được.

P.s: Oanh cũng có một tài liệu hướng dẫn chăm sóc da cơ bản, nếu chưa xem thì các chị có thể xem qua tại ĐÂY.

Sau khi đã nắm vững những kiến thức chăm sóc da và mỹ phẩm cơ bản rồi, thì bây giờ là lúc các chị lựa chọn hướng đi cho mình.

#2. Làm gì?

Xong phần học rồi giờ tới phần làm nè! Tính tới thời điểm hiện tại thì có 5 con đường cho các chị lựa chọn.

  • Trở thành chuyên viên tư vấn chăm sóc da.
  • Mở shop mỹ phẩm.
  • Mở Spa.
  • Xây dựng một thương hiệu mỹ phẩm cho riêng mình.
  • Xây dựng nhà máy gia công mỹ phẩm.

Tuỳ theo năng lực và vốn tài chính của riêng của mỗi người, mà các chị có thể lựa chọn hướng đi phù hợp với mình nhất.

Ví dụ như các chị đang thất nghiệp hoặc là ít vốn, nhưng lại có kiến thức về mỹ phẩm và chăm sóc da. Thì các chị có thể lựa chọn con đường trở thành một chuyên viên tư vấn chăm sóc da cho các Spa. Hoặc là trở thành nhân viên tư vấn bán hàng cho các nhãn hàng mỹ phẩm.

Còn nếu như các chị có điều kiện kinh tế hơn thì các chị có thể lựa chọn con đường mở Spa, mở shop mỹ phẩm, xây dựng thương hiệu mỹ phẩm cho riêng mình. Hoặc thậm chí là có thể mở cty gia công mỹ phẩm cũng được.

#3. Làm như thế nào.

Rồi! Bây giờ Oanh sẽ nói sơ bộ từng hướng, để các chị có thể tự đánh giá xem hướng đi nào là phù hợp với mình nhất nhé.

[Trở thành chuyên viên tư vấn chăm sóc da]

Nếu chọn con đường trở thành một chuyên viên tư vấn chăm sóc da, thì sẽ có hai hướng để các chị phát triển.

Hướng thứ nhất: Nếu các chị có duyên ăn nói trước máy quay, thì các chị có thể trở thành một Beauty Blogger. Các chị có thể bắt đầu bằng cách tìm mua những loại mỹ phẩm đang hot trên thị trường để dùng thử, rồi sau đó quay video review chia sẻ với mọi người.

Thu nhập của các chị sẽ đến từ Yotube. Nếu các chị làm tốt hơn, các chị có nhiều lượt theo dõi hơn. Thì các nhãn hàng sẽ bắt đầu để ý đến các chị và các cty Agency sẽ bắt đầu gửi những email như vầy.

Thu nhập của các chị cũng sẽ tăng dựa vào lượt view cũng như sự nổi tiếng của các chị trên mạng xã hội. Các chị có thể google từ khoá KOLs hoặc Influencer để hiểu thêm về nghề này.

Hướng thứ hai: là các chị có thể xin vào làm nhân viên bán hàng cho các shop mỹ phẩm hoặc là tư vấn viên online cho các Spa.

Tuỳ vào Spa và shop mỹ phẩm mà các chị xin việc mà họ sẽ có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên nếu như các chị nắm chắc những kiến thức chăm sóc da và sử dụng mỹ phẩm, thì cơ hội có được việc làm cho các chị là rất cao.

Một cái mẹo nhỏ cho các chị là hằng ngày vào những lúc rãnh. Thì thay vì cafe, trà sữa, coi phim, coi hài. Thì các chị nên tham gia vào các hội nhóm làm đẹp trên facebook, các diễn đàn hoặc đọc thêm các tài liệu về làm đẹp trên những trang blog giống như Oanh cũng là một cách.

Những việc này sẽ giúp cho các chị gia tăng kinh nghiệm cũng như nâng cao thêm kiến thức trong nghề nghiệp của mình. Kinh nghiệm các chị càng nhiều thì mức thu nhập của các chị cũng sẽ càng cao.

[Mở shop mua bán mỹ phẩm]

Nếu chọn con đường mở shop bán mỹ phẩm thì cũng sẽ có hai hướng để các chị phát triển.

Hướng thứ nhất là các chị sẽ bán mỹ phẩm tổng hợp, nghĩa là mở một cái shop bán tổng hợp nhiều loại mỹ phẩm khác nhau. Ở cái tầm chủ shop này thì các chị sẽ cần phải biết thêm kha khá một vài thứ nữa như là:

  • Facebook Ads.
  • Google Ads.
  • Chatbot.
  • Seo.
  • Quản lý nhân sự.
  • Tổ chức bán hàng.
  • Kế toán.
  • Vv……

Ngoài ra thì các chị còn phải sử dụng thành thạo các ưng dụng quản lý bán hàng, cũng như là các nền tảng CRM nữa.

  • Kiot Việt.
  • Sapo.
  • Nhanh.vn
  • Haravan.
  • Infusionsoft.
  • Vv…

Nói chung là bây giờ thì cũng tương đối là nhiều công cụ và dịch vụ hỗ trợ cho các chị. Quan trọng là các chị có chịu làm và chịu học hay không thôi.

Có một mẹo nhỏ để giúp các chị luôn biết là mình nên bán những sản phẩm gì ở shop của mình. Đó là hãy theo dõi những Beauty Blogger nổi tiếng trên Youtube.

Họ sẽ thường có những video tổng hợp những sản phẩm mà họ thích nhất theo tháng hoặc theo năm. Nhiệm vụ của các chị là nhập những sản phẩm đó về sau đó đăng bán trên website, fanpage hay facebook của mình và đừng quên kèm theo link review của những Beauty Blogger nổi tiếng đó.

Còn gì tốt bằng khi mà có những Beauty Blogger nổi tiếng đang PR cho những sản phẩm mà mình đang bán đúng không nào?

Nếu các chị kinh doanh shop mỹ phẩm với quy mô lớn, thì lúc này các nhãn hàng sẽ tự tìm đến với các chị. Các chị có thể cho họ thuê lại các tủ trưng bày trong shop của mình và một số nhãn hàng họ còn điều cả nhân viên của họ xuống để hỗ trợ bán hàng cho các chị nữa.

Hướng thứ hai đó là các chị có thể mang một thương hiệu mỹ phẩm nào đó từ nước ngoài về Việt Nam và trở thành nhà phân phối độc quyền.

Ở những nước mà nghành công nghiệp mỹ phẩm phát triển mạnh như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Thì có rất nhiều nhãn hàng mỹ phẩm và dĩ nhiên không phải nhãn hàng nào cũng đều có mặt tại Việt Nam.

Cách làm như thế nào và cần những giấy tờ gì thì hôm nào có thời gian Oanh sẽ nói sau. Còn trong giới hạn của bài viết này, thì các chị chỉ cần biết là chúng ta hoàn toàn có thể làm được như vậy là được rồi hen.

[Mở Spa]

Nếu các chị chọn con đường mở Spa, thì việc đầu tiên mà các chị cần làm đó là đi học nghề kinh doanh Spa. Ở đó người ta sẽ dạy cho các chị biết cách làm thế nào để xây dựng và vận hành một cái Spa hoàn chỉnh.

Cần chuẩn bị bao nhiêu tiền, mua những máy móc gì, tuyển bao nhiêu nhân viên và chi phí vận hành hàng tháng là bao nhiêu, thì ở đó người ta sẽ dạy cho mình. Học xong các chị sẽ được cấp một cái chứng chỉ nghề và với chứng chỉ nghề này trong tay thì các chị đã có thể đi đăng ký giấy phép kinh doanh Spa được rồi đó.

Cũng giống như mở shop mỹ phẩm, thì khi mở Spa các chị cũng cần phải học về quảng cáo và xây dựng thương hiệu, vv….. Nói chung là cũng phải làm thêm nhiều thứ lắm, chứ không phải cứ mở ra là có khách đâu nghen.

[Xây dựng một thương hiệu mỹ phẩm cho riêng mình]

Nếu như các chị là:

  • Người nổi tiếng.
  • Diễn viên.
  • Nghệ sĩ.
  • Ca sĩ.
  • Người mẫu.
  • Beauty Blogger.
  • Streamer.
  • Hot Girl / Hot Boy.
  • vv…..

Nói chung là những người có sức ảnh hưởng đến cộng đồng, thì các chị hoàn toàn có thể chọn con đường này.

Nhưng Oanh nói trước! Việc các chị sở hữu cho mình một thương hiệu mỹ phẩm riêng là điều rất dễ. Nhưng để kinh doanh thành công trên chính thương hiệu đó thì lại là một câu chuyện khác các chị nhé.

Các chị biết Michelle Phan chứ?

Cô ấy là một Beauty Blogger cực kỳ nổi tiếng với những video hướng dẫn makeup triệu view trên Youtube. Nhưng với thương hiệu mỹ phẩm makeup riêng của mình thì cô ấy còn phải stress đến mức trầm cảm luôn đấy.

Cho nên trong khuôn khổ của bài viết này, thì Oanh chỉ hướng dẫn cho các chị biết cách làm thế nào để tạo ra một thương hiệu mỹ phẩm cho riêng mình thôi. Còn chuyện kinh doanh thành công hay thất bại, thì nó sẽ còn tuỳ vào năng lực, chiến lược và độ nhạy bén với thị trường riêng của từng người nữa các chị nhé.

Rồi! Để mà xây dựng thương hiệu mỹ phẩm riêng, thì việc đầu tiên các chị cần làm đó là đăng ký một cái giấy phép kinh doanh.

Nếu không quá quan tâm quá đến chuyện thương hiệu hay xuất nhập khẩu gì khác giống như Oanh. Thì các chị chỉ cần đăng ký giấy phép hộ kinh doanh cá thể, là có thể đến làm việc được với các xưởng gia công mỹ phẩm rồi.

Còn trong trường hợp các chị có điều kiện hơn, các chị muốn sản phẩm của mình có xuất từ nước ngoài như:

  • Made in Korea.
  • Made in Japan.
  • vv…

Để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Thì các chị cần phải thành lập công ty, rồi sau đó làm việc với các xưởng gia công ở nước ngoài.

Theo quy định thì mỹ phẩm được sản xuất và đóng gói ở quốc gia nào, thì sẽ được gắn mác sản xuất ở quốc gia đó. Cho nên khi các chị gia công mỹ phẩm tại một xưởng Hàn Quốc hay Nhật Bản, thì sản phẩm của các chị sẽ là Made in Korea hoặc Made in Japan.

Sau khi giải quyết xong xuôi hết tất cả các giấy tờ, thủ tục tại nước sở tại “nơi đặt xưởng gia công”. Thì khi về nước các chị sẽ tiến hành thêm các thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu, để những sản phẩm này được phép lưu hành tại thị trường Việt Nam.

Nói chung là các thủ tục pháp lý thì các chị có thể thuê các cty luật để họ hỗ trợ cho các chị. Còn ở đây Oanh chỉ giới thiệu mô hình cho các chị biết thôi hen.

Sẳn đang nói về chủ đề gia công mỹ phẩm này, thì Oanh cũng có một vài kinh nghiệm thực tế của Oanh muốn chia sẽ cho các chị đây.

Các chị nên tham khảo thật nhiều xưởng trước khi quyết định chọn xưởng gia công. Bởi vì không phải xưởng nào cũng như xưởng nào.

Ví dụ xưởng A thì họ rất có kinh nghiệm trong việc làm kem dưỡng, nhưng lại rất yếu khi gia công các sản phẩm như sữa rửa mặt hoặc kem chống nắng. Ngược lại xưởng B thì lại gia công kem chống nắng và sữa rửa mặt rất tốt, nhưng họ lại không có kinh nghiệm trong việc sản xuất kem dưỡng nhiều như xưởng A.

Cho nên việc nắm rõ điểm mạnh và yếu của từng xưởng, sẽ giúp cho các chị xác định chính xác hơn trong việc lựa chọn xưởng nào sẽ gia công cái gì cho mình.

Hầu như bây giờ thì xưởng nào cũng có thể gia công được kem dưỡng da, sữa rửa mặt, kem chống nắng, vv…… Thậm chí nếu các chị cần, họ còn có thể phát triển mẫu riêng theo yêu cầu của các chị. Nhưng điều đó không có nghĩa là các sản phẩm mà họ gia công cho các chị sẽ được thị trường chấp nhận.

Để có một bộ sản phẩm skincare hoàn chỉnh và được khách hàng chấp nhận như bây giờ, thì Oanh đã mất hơn 3 năm trời miệt mài nghiên cứu và thử nghiệm. Cũng không biết bao nhiêu lần phải cầm xe, cầm nhà để trả giá cho sự ngu dốt của mình rồi đấy các chị.

Cho nên Oanh khuyên các chị là, trước khi các chị bắt đầu xây dựng thương hiệu mỹ phẩm của riêng mình. Thì các chị phải có một bảng kế hoạch kinh doanh thật tốt và cố gắng xác định cho bằng được đối tượng khách hàng tiềm năng của các chị là ai.

Hành vi và nhân khẩu học của họ như thế nào?

  • Họ sống ở đâu?
  • Họ làm nghề gì?
  • Thường gặp họ ở đâu?
  • Nhu cầu dưỡng da của họ là như thế nào?
  • Họ thích mỹ phẩm có mùi gì?
  • Họ thích mỹ phẩm có màu gì?
  • Họ thích mua online hay mua offline?
  • Vv….

Càng xác định chính xác đối tượng khách hàng tiềm năng chừng nào thì cái mô hình kinh doanh của các chị sẽ dễ thành công chừng đó.

Nói chung con đường xây dựng một thương hiệu mỹ phẩm riêng là con đường không dành cho những người mới. Nó rất phức tạp và đòi hỏi rất nhiều về vốn tài chính lẫn kiến thức kinh doanh.

Chứ không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ là cứ sản xuất ra là có thể bán được. Mua một lọ mỹ phẩm về xài cho đẹp da thì dễ, chứ bán một lọ mỹ phẩm thì nó khó vô cùng các chị à.

[Xây dựng nhà máy gia công mỹ phẩm]

Con đường cuối cùng mà các chị có thể đi đó là xây dựng cho mình một nhà máy gia công mỹ phẩm. Cũng giống như việc xây dựng một thương hiệu mỹ phẩm thì hướng đi này cũng không dành cho những người mới.

Nhưng trong bài viết này, Oanh sẽ giới thiệu sơ một chút. Để các chị có thể hình dung việc xây dựng và vận hành một nhà máy sản xuất mỹ phẩm nó là như thế nào nhé.

Ngay tại thời điểm mà Oanh viết tài liệu này “2019” chúng ta có 4 tiêu chuẩn nhà xưởng như sau:

  1. Nhà xưởng theo tiêu chuẩn nghị định 93.
  2. Nhà xưởng theo tiêu chuẩn cGMP ASIAN.
  3. Nhà xưởng theo tiêu chuẩn cGMP WHO.
  4. Nhà xưởng theo tiêu chuẩn ISO 22716.

Hầu hết các nhà xưởng ở Việt Nam hiện tại là các nhà xưởng theo tiêu chuẩn (1) và (2). Bởi vì các thương hiệu mỹ phẩm ở Việt Nam hiện nay, chỉ sản xuất và phục vụ cho thị trường trong nước hoặc xuất khẩu sang các nước thuộc khu vực Asian thôi.

Cho nên các nhà xưởng theo tiêu chuẩn NGHỊ ĐỊNH 93 hoặc cGMP ASIAN là đã đủ tiêu chuẩn để có thể đáp ứng được. Còn trong trường hợp các chị muốn đưa mỹ phẩm của mình, xuất khẩu vào được các thị trường Châu Âu hoặc Mỹ.

Thì cái xưởng sản xuất mỹ phẩm của các chị hoặc là cái xưởng gia công cho các chị nó phải đạt một trong hai tiêu chuẩn cGMP WHO hoặc ISO 22716 thì mới có thể xuất khẩu qua các thị trường đó được.

Sau khi có nhà xưởng và trang thiết bị máy móc rồi, thì các chị có thể thuê các chuyên gia về làm việc cho mình. Mỗi chuyên gia họ sẽ có những kinh nghiệm khác nhau và tuỳ theo thế mạnh của xưởng các chị mà các chị lựa chọn thuê chuyên gia nào cho phù hợp.

Ví dụ như xưởng các chị có dây chuyền sản xuất son thì các chị thuê các chuyên gia về làm son. Còn nếu nhà xưởng của các chị có dây chuyền làm kem dưỡng thì các chị thuê các chuyên gia làm kem dưỡng vv…

Ngoài ra các chị cũng phải xây dựng các mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, sở y tế hoặc cục quản lý dược. Để thuận tiện cho việc thực hiện các hồ sơ thủ tục pháp lý sau này.

Nói chung khi mà các chị đã kinh doanh ở cái tầm vài tỷ trở lên thì các chị cũng biết nó như thế nào rồi đó. Thuyền to thì sóng lớn thôi các chị à!

#4. Tổng kết.

Các chị đuối chưa chứ Oanh mõi tay lắm rồi đó! Đọc thì thấy nhiều thế thôi chứ thật sự lúc các chị làm nó còn nhiều hơn nữa hahaha.

Cái này là Oanh nói thật đấy chứ không đùa đâu nhé! Những gì Oanh chia sẽ cho các chị trong bài viết ngày hôm nay chỉ là những cái cơ bản nhất, để các chị có thể hình dung cái nghề này nó như thế nào thôi.

Còn khi bắt tay vào làm thì nó còn hàng trăm cái khác mà mình phải quan tâm nữa. Nhưng Oanh tin, nếu như các chị thật sự yêu thích cái nghề này và hết mình với nó. Thì chắc chắn là những nổ lực của các chị sẽ được đền đáp.

Cố lên các chị nhé! Hành trình vạn dặm nào cũng đều phải bắt đầu từ những bước đi chân đầu tiên cả.

Oanh Phạm.

The post {Blog #4} Chuyện kinh doanh mỹ phẩm. appeared first on Giúp Bạn Làm Đẹp.


Phấn nụ huế
https://ift.tt/2xda5R4
0909443302
số 12 đường C12 (662 Cộng Hòa) P. 13 Q. Tân Bình
Phấn nụ
https://goo.gl/maps/ae9ShKRqG242

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét