Bạn có bao giờ bất mãn với người khác chỉ vì họ….sống quá vui vẻ, họ có một cuộc tình đáng mơ ước hay ghen ghét với cả việc nhỏ nhất như họ nuôi một chú mèo rất dễ thương? Nếu câu trả lời có, thì đấy là dấu hiệu bạn đang sa vào “bẫy” đố kỵ.
Đố kỵ được hiểu nôm na là sự ghen tức với người khác vì họ có thứ bạn không có. Đó có thể là người bạn đại học vừa thông báo mình nhận học bổng trên mạng xã hội sáng nay, có thể là người đồng nghiệp vừa mới được thăng chức ở công ty, hoặc thậm chí là một người lạ hoàn toàn đăng tấm ảnh đi dạo trên đường phố. Nếu bạn cảm thấy mình dễ dàng ghen ghét với tất cả, kể cả những chuyện chẳng đáng gì, thì đấy là dấu hiệu cho thấy bạn đã rơi vào “bẫy” đố kỵ.
Đố kỵ khác với thói quen hay so sánh với người khác, mặc dù chúng có liên quan với nhau. So sánh thực ra là nguồn gốc của đố kỵ và khi bạn so sánh đủ nhiều, đầu óc bạn sẽ hình thành một chế độ đố kỵ tự động. Nếu so sánh chỉ làm bạn buồn, tự ti về bản thân, thì “bẫy” đố kỵ có nhiều tác hại hơn thế, chẳng hạn như bạn sẽ thù hằn, ghét bỏ và thậm chí là cầu mong những điều xấu xảy ra với người khác. Và quan trọng hơn cả, bạn sẽ chẳng bao giờ cảm thấy đủ hài lòng với đời sống của mình.
Trong quá khứ, chúng ta có lẽ chỉ “ghen ăn tức ở” với hàng xóm láng giềng. Nhưng với mạng xã hội bạn có thể dễ dàng đố kỵ với cả thế giới. Bạn không hài lòng với cơ thể và bắt đầu follow các tài khoản chăm sóc da, makeup, tập luyện. Kết cục là bạn thấy ghen ghét với cả những người bạn đã tự nguyện follow đó.
Tại sao mạng xã hội lại nuôi dưỡng tính đố kỵ? Tại vì đó là một thế giới ảo mà tất cả mọi cuộc đời đều đẹp. Đó là những thông tin đã được chọn lọc và mài giũa sao cho nó xinh đẹp nhất có thể. Vì thế, khi bạn nhìn vào đấy và nhìn lại cuộc đời mình, bạn sẽ thấy bất công trước những khác biệt quá lớn.
Theo tờ The Guardian, người dùng mạng xã hội thụ động dễ sa “bẫy” đố kỵ hơn người dùng chủ động. Nghĩa là, nếu bạn chỉ lướt bảng tin, không thực sự tham gia trò chuyện hay tương tác thì có khả năng bạn sẽ ôm ghen ghét trong lòng vì đã lướt qua quá nhiều cuộc đời trong một lúc. Điều đó dẫn đến giải pháp đầu tiên ở dưới đây.
Nếu mạng xã hội thật sự không cần thiết, bạn có thể xem xét ngừng dùng. Nếu bạn đã dùng, hãy dùng một cách chủ động. Thay vì ngấm ngầm ghen ghét với người khác, hãy nhẹ nhàng gửi đi một lời khen, hay tham gia một đoạn hội thoại trên cộng đồng nào đó. Lưu ý: hãy chọn lọc những cộng đồng bạn hứng thú, không quá độc hại và giúp bạn giải trí hoặc phát triển điều gì đó cho bản thân.
Hãy nghĩ về một đứa trẻ liên tục so sánh với những đứa trẻ khác. Điều bạn nói với chúng sẽ là điều bạn nên nói với chính mình. Tốt hơn là nên chấp nhận rằng, sẽ luôn có người sở hữu thứ bạn không thể có/hoặc chưa thể có, và sự thật là dù không có nó, vẫn chẳng có gì tệ xảy ra với cuộc đời bạn. Nếu có thể, hãy nhìn vào những điểm tốt của người khác với một thái độ cầu tiến, cố gắng để trở nên tốt như thế. Và kể cả bạn không thể, cũng không có nghĩa là bạn có giá trị thấp hơn những người đó.
Trước khi định bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ hoặc vài khoảnh khắc cuộc sống trên mạng xã hội, hãy tự hỏi tại sao bạn lại làm như thế? Liệu bạn có thật sự chỉ muốn chia sẻ không? Hay là bạn đang muốn khoe mẽ điều gì đó ở mình, hoặc muốn đổi lấy cảm giác mình giá trị hơn người khác? Nếu vậy thì tốt nhất là bạn đừng đăng. Vì nó sẽ chỉ càng làm bạn sa vào thói quen ghen ghét với người khác.
Sẽ cần thời gian và nỗ lực để bỏ được thói quen xấu. Với tính đố kỵ cũng thế. Hãy đặt thử thách một tháng áp dụng tất cả những điều trên và bạn sẽ thấy nhiều thay đổi tích cực ở chính mình.
The post “Bẫy” đố kỵ và 3 cách tháo gỡ hiệu quả appeared first on Tạp chí Đẹp.
tham my diamond
https://ift.tt/2YzRxtG
https://thammydiamonduytin.tumblr.com
tham my diamond
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét