Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

Hiểu đúng về chất giữ ẩm trong kem dưỡng ẩm.

Humectants (chất giữ ẩm) là thành phần được tìm thấy trong các loại kem dưỡng ẩm và sữa rửa mặt. Về mặt hóa học, chất giữ ẩm là các chất hút ẩm hình thành từ liên kết hydro với các phân tử nước. Liên kết này giúp giữ ẩm cho da bằng cách hút nước từ các lớp tế bào thấp hơn.

Từ đây, người dùng sản phẩm sẽ có được làn da ẩm mượt. Tuy nhiên, Humectants cũng tồn tại nhiều nhược điểm khác mà bạn có thể tìm hiểu cụ thể dưới đây.

#1. Cơ chế hoạt động của chất giữ ẩm

Humectants hoạt động bằng cách hút nước từ môi trường bên ngoài rồi giữ lại bề mặt của da. Quá trình này làm tăng độ ẩm trong lớp sừng khiến da bớt bong tróc và ít bị nứt nẻ hơn.

Tuy nhiên, nếu điều kiện không khí khô, độ ẩm thấp, nó sẽ tạo phản năng hút nước từ lớp hạ bì (lớp thứ hai của da) lên lớp biểu bì (lớp trên cùng của da). Để khắc phục hiện tượng này, các nhà sản xuất mỹ phẩm thường sử dụng thêm các thành phần khóa ẩm Occlusive vào sản phẩm của mình.

#2. Các loại chất giữ ẩm phổ biến hiện nay

Humectants được sử dụng trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân bao gồm dầu dưỡng tóc, sữa rửa mặt, kem dưỡng da mặt, kem dưỡng mắt, son dưỡng môi và một số loại xà phòng. Chất giữ ẩm có thể do con người tạo ra hoặc có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Chất tổng hợp

Chất giữ ẩm tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân vì quá trình sản xuất không tốn kém và có thời hạn sử dụng lâu dài.

Thực tế, các chất giữ ẩm tổng hợp có thể khóa độ ẩm ở một mức độ nhất định nhưng chúng lại không thể cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho da.

Một số chất giữ ẩm tổng hợp được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

Butylene glycol, Urea, Glycerin, Tremella extract, Sorbitol, Dicyanamide, Sodium PCA, Sodium lactate

Chất giữ ẩm tự nhiên

Các chất giữ ẩm tự nhiên thường đi kèm với mục đích kép: hút độ ẩm lên bề mặt da đồng thời tăng cường dưỡng chất để nuôi dưỡng làn da. Một số chất giữ ẩm tự nhiên được sử dụng phổ biến  bao gồm:

  • Hyaluronic acid: Thúc đẩy quá trình phục hồi da và tăng trưởng tế bào keratinocytes
  • Nha đam: Thành phần có đặc tính chống viêm và chống mụn trứng cá.
  • Alpha hydroxy acid: Hợp chất tự nhiên có trong trái cây, sữa và mía giúp tẩy da chết
  • Mật ong: Thành phần nổi tiếng bởi khả năng dưỡng ẩm.

Có thể thấy rằng, chất giữ ẩm tự nhiên mang nhiều ưu điểm hơn so với tổng hợp. Do đó, các bạn cũng nên lưu ý đến yếu tố này trước khi chọn mua kem dưỡng ẩm cho bản thân mình.

Chất giữ ẩm cần kết hợp với các loại chất nào

Trong điều kiện thời tiết khô hanh (đặc biệt là trong những tháng mùa đông), các chất giữ ẩm có thể hút quá nhiều nước từ lớp hạ bì và gây khô da. Điều này đặc biệt đúng với các chất làm ẩm tổng hợp như glycerin.

Để chống lại điều này, một số loại kem dưỡng ẩm sẽ thêm vào thành phần cho khả năng tạo ra một hàng rào dầu hoặc lipid trên da. Chúng được biết đến với cái tên thành phần khóa ẩm (Occlusives). Danh sách thành phần này gồm có: Petrolatum (dầu mỏ), Mineral oil, Jojoba oil, Olive oil, Coconut oil… Ngoài ra còn có Bơ shea butter, cocoa butter, sáp bee wax hay cả sillicone như dimethicone, cyclomethicone…

Nhìn chung, chất giữ ẩm và khóa ẩm đều là hai thành phần cần thiết trong sản phẩm dưỡng ẩm. Do đó, bạn hãy đọc kỹ thành phần kem trước khi lựa chọn, tránh gây phản ứng ngược sẽ khiến da không nhận về hiệu quả như ý muốn.

Nguồn tham khảo:

Why Humectants Are Used in Skin Moisturizers – Verywellhealth

The post Hiểu đúng về chất giữ ẩm trong kem dưỡng ẩm. appeared first on Oanh Phạm Blog.


Phấn nụ huế
https://ift.tt/2xda5R4
0909443302
số 12 đường C12 (662 Cộng Hòa) P. 13 Q. Tân Bình
Phấn nụ
https://goo.gl/maps/ae9ShKRqG242

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét