Gắn liền với văn hóa đại chúng bằng màu xanh đặc trưng đã được đăng ký bản quyền và hình ảnh huyền thoại của Audrey Hepburn trong bộ phim “Breakfast at Tiffany’s”, thương hiệu trang sức cao cấp Tiffany & Co. (Tiffany) là biểu trưng của sự thanh lịch và xa xỉ đỉnh cao của nước Mỹ.
Cuối tháng 11 vừa qua, trong sự bất ngờ của hầu hết công chúng, Tiffany công bố sẽ chính thức trở thành thành viên mới của tập đoàn LVMH sau một thương vụ lớn nhất từng được biết đến trong thị trường xa xỉ phẩm: 16,2 tỷ đô. “Chúng tôi vui mừng chào đón Tiffany vào gia đình LVMH”, Bernard Arnault, chủ tịch tập đoàn và là người đàn ông giàu nhất nước Pháp chia sẻ vào ngày 25/11.
Phi vụ bạc tỷ này hứa hẹn sẽ có lợi cho cả hai bên. Dù là biểu tượng nổi tiếng về trang sức, thương hiệu Mỹ với tuổi đời 182 năm dường như đã đánh mất ánh lấp lánh của mình trong thời đại mới. Bị đánh giá là chậm thay đổi so với xu hướng thời trang và kinh doanh trong xã hội hiện đại, cổ phiếu của Tiffany liên tục trồi sụt bởi mức tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong nhiều năm liền. Những thiết kế mới của hãng không đủ sức hấp dẫn các khách hàng trẻ tuổi – đối tượng đang ngày càng chiếm ưu thế về mức chịu chi khi mua sắm, cũng như những khách hàng châu Á – nhóm chiếm hơn một nửa doanh thu của ngành hàng xa xỉ hiện nay.
Áp lực đè lên Tiffany càng lớn khi những đối thủ trực tiếp đang ngày càng nhanh nhạy với nhóm khách trẻ tuổi này. Công ty mẹ của Cartier là Richemont đã thu về lợi nhuận ròng gấp đôi Tiffany nhờ vào những thay đổi kịp thời để đáp ứng thị hiếu mới. Do đó, khi đứng vào hàng ngũ 79 thương hiệu của LVMH ngay lúc này, Tiffany sẽ tận dụng được nguồn tài chính khổng lồ cùng chiến thuật kinh doanh đáng gờm từ tập đoàn hùng mạnh.
LVMH nổi tiếng với khả năng tạo dựng sức cuốn hút mới mẻ cho ngay cả những thương hiệu lâu đời nhất. Tương lai của Tiffany tại đây có vẻ vô cùng xán lạn, hoàn toàn có thể vượt xa thành công của Bulgari trước kia. Năm 2011, Bulgari bước vào LVMH. Chỉ trong một vài năm dưới trướng tập đoàn này, thương hiệu hơn một trăm tuổi đã nhanh chóng trở thành một cái tên đáng gờm trong giới chơi đồng hồ, với toàn bộ hệ thống cửa hàng và hình ảnh truyền thông được làm mới hoàn toàn.
LVMH biết cách tạo ra những thiết kế dễ nhận diện nhất cho các thương hiệu của mình từ cái nhìn đầu tiên, như những sản phẩm in logo LV của Louis Vuitton, hay kí tự Bulgari trên trang sức của Bulgari. Việc Tiffany trở thành một thành viên của LVMH cũng đồng nghĩa rằng người yêu thời trang có thể dự đoán được những thiết kế trẻ trung và thời thượng hơn từ thương hiệu này, như dây chuyền monogram hay những thiết kế độc đáo ít ai nghĩ đến mang màu xanh của đặc trưng.
Nhiều tin đồn LVMH cũng sẽ nâng tầm Tiffany lên phân khúc cao cấp và loại bỏ những sản phẩm với mức giá thấp, như chiếc ống khóa bằng bạc nổi tiếng hiện đang được bán với giá 135USD (hơn 3 triệu đồng).Tuy nhiên, đại diện của LVMH khẳng định điều này sẽ không bao giờ xảy ra. “Không có gì sai trái với những sản phẩm giá rẻ cả. Ngay cả Dior vẫn có những thỏi son giá chỉ 35USD. Điều quan trọng là mọi sản phẩm đều phản ánh đúng đắn giá trị của thương hiệu”.
Với LVMH, sở hữu được Tiffany chính là bước đi hoàn hảo tiếp theo để đẩy tập đoàn xa xỉ phẩm lớn nhất hành tinh này tiến sâu hơn nữa vào sân chơi trang sức cao cấp. Khi có được Bulgari vào năm 2011, LVMH đã nhân đôi tiềm năng về đồng hồ và nữ trang của mình. Sự quan tâm đặc biệt của LVMH dành cho đồng hồ và nữ trang hoàn toàn có cơ sở, khi nền kinh tế Mỹ đã hồi phục mạnh mẽ trong năm qua, và những người giàu trẻ tuổi, đặc biệt là những khách hàng Trung Quốc đang sẵn sàng chi rất nhiều tiền để tự mua trang sức. Cuối năm 2019, thị trường nữ trang toàn cầu đạt tổng giá trị hơn 20 tỷ đô la và mức tăng trưởng ấn tượng 7%, cao nhất so với bất cứ dòng hàng nào khác trong phân khúc xa xỉ phẩm.
Với những báo cáo doanh thu không mấy khả quan từ nhiều năm nay (thứ dẫn đến quyết định sa thải CEO lâu năm Frederic Cumenal), cuộc thâu tóm Tiffany chứng tỏ lòng tin mạnh mẽ của LVMH vào tiềm năng thực sự từ thương hiệu này. “Dưới góc nhìn của LVMH, Tiffany chính là một thương hiệu mạnh và thành công trong lĩnh vực nữ trang, hiện đại và dễ tiếp cận hơn rất nhiều so với những thương hiệu nữ trang hiện tại của LVMH”.
Và cũng chắc chắn rằng LVMH sẽ không chỉ muốn Tiffany phát triển trong nước Mỹ, nơi hiện đang mang lại hơn 40% doanh thu cho thương hiệu này. Thị trường mới nổi ở bờ bên kia đại dương chính là miếng bánh béo bở mà LVMH đã nhắm đến cho Tiffany. Nhiều tin đồn về những bộ sưu tập mới của Tiffany dành riêng cho thị trường châu Á đã xuất hiện, như bộ sưu tập 12 con giáp sẽ ra mắt vào Tết Âm lịch này. Trên mạng xã hội, Tiffany bắt đầu chia sẻ những sản phẩm trẻ trung và thú vị hơn, chẳng hạn như một chiếc xe mô tô phân khối lớn phủ hoàn toàn bằng màu xanh Tiffany huyền thoại.
LVMH sẽ xem xét lại hơn 300 cửa hàng Tiffany trên toàn cầu. Nhiều nhà phân tích cũng dự đoán tập đoàn này sẽ đưa những sản phẩm từ các thương hiệu khác của mình như Louis Vuitton và TAG Heuer vào cửa hàng của Tiffany, nhằm khẳng định tầm nhìn chung về đồng hồ và nữ trang của tất cả các thương hiệu trực thuộc.
Thủ tục giữa LVMH và Tiffany sẽ hoàn tất vào giữa năm 2020, nhưng hiện tại, cổ phiếu của Tiffany đã tăng 5%. Về phần tỷ phú Bernard Arnault, ông đã tiếp tục thu thập được một viên kim cương sáng giá để trang trí cho chiếc vương miện quyền uy của mình.
ALL THAT PARKIES
Nếu như haute couture là đỉnh cao của thời trang thì high jewelry chính là đỉnh cao của trang sức. Đối tượng khách hàng của high jewelry không nhiều nhưng luôn gắn bó với những nhà kim hoàn hàng đầu thế giới. Theo thống kê, đồng hồ và nữ trang cao cấp đang có tốc độ tăng trưởng vô cùng ấn tượng trong thời gian này. Những thứ lấp lánh quả là luôn có sức hấp dẫn đặc biệt.
Đọc thêm: Từ giới nhà giàu cũ đến các “thượng đế” Millennials
The post Tiffany & “bữa sáng” tại LVMH appeared first on Tạp chí Đẹp.
Phấn nụ huế
https://ift.tt/2xda5R4
0909443302
số 12 đường C12 (662 Cộng Hòa) P. 13 Q. Tân Bình
Phấn nụ
https://goo.gl/maps/ae9ShKRqG242
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét