Sau chiến thắng vang dội của “Beyond Evil” (Vượt ra tội ác) ở hạng mục “Best Drama” (Phim truyền hình xuất sắc nhất) tại Baeksang Arts Awards lần thứ 57, chúng ta hãy cùng nhìn lại 10 năm của truyền hình Hàn Quốc, đâu là những mô-típ phim không chỉ được vinh danh cùng giải thưởng đáng mơ ước nói trên, mà còn làm dậy sóng khắp châu Á.
“Hot Stove League” (jTBC) – 2020: Khi niềm đam mê bóng chày mãnh liệt của người Hàn được đưa lên màn ảnh
“Hot Stove League” (Đội bóng chày Dreams) kể về hành trình của giám đốc Baek Seung Soo (Nam Goong Min) và quản lý Lee Se Young (Park Eun Bin) hợp tác với nhau để cải tạo và lấy lại danh tiếng cho một đội bóng chày đang trên đà bị xóa sổ. Lấy bối cảnh vào khoảng thời gian chuyển giao giữa các mùa thi đấu bóng chày, bộ phim kể về những chiêu trò, cách thức mà ban quản lý mỗi đội thực hiện để khiến đội bóng của họ mạnh hơn. Dù không quá nổi tiếng ở thị trường châu Á, thế nhưng “Hot Stove League” rất được yêu thích trong nước vì đề cập đến bóng chày – môn thể thao thống lĩnh xứ Hàn. Không quảng bá rầm rộ, không quy tụ quá nhiều diễn viên nổi tiếng, thế nhưng phim lại xác lập những thành tích rất đáng nể, rating của bộ phim đạt mức 19.1% ở tập cuối.
Một bộ phim về đề tài thể thao nhưng lại không có nhiều cảnh quay ở một trận thi đấu, mà thay vào đó, các tập phim là những câu chuyện đời thường gần gũi từ chính hậu trường ít ai biết: những phi vụ chuyển nhượng cầu thủ gây chấn động, quá trình chiêu mộ tài năng mới, đàm phán lương giữa ban quản lý và các cầu thủ, cách đối đầu và xử lý khủng hoảng truyền thông…Những khán giả đã xem phim sẽ không có gì ngạc nhiên khi Hot Stove League vượt mặt những bộ phim đình đám như “Hạ cánh nơi anh”, “Thế giới hôn nhân”… để giành giải thưởng danh giá tại Baeksang năm 2020.
“My Mister” (tvN) – 2019: Mọi mối quan hệ đến trong đời đều có ý nghĩa của nó
“My mister” (Ông chú của tôi) là cuộc hành trình lấy lại niềm tin cuộc sống của Lee Ji An (IU) sau khi gặp gỡ ba anh em nhà Park, trong đó có Park Dong Hoon (Lee Sun Kyun) – một kiến trúc sư nhiệt huyết và luôn đặt an toàn lên hàng đầu. Tất cả họ đến bên nhau, cùng nhau chữa lành những vết thương và tìm kiếm hơi ấm của hạnh phúc giữa thành phố đông đúc và lạnh lẽo. “My Mister” xoáy sâu vào cuộc sống của những người kém may mắn, chịu nhiều bất hạnh và thậm chí còn trở thành con rối trong tay kẻ khác. Hai nhân vật chính Park Dong Hoon và Lee Ji Ahn chính là những nạn nhân tiêu biểu của một xã hội Hàn Quốc đầy phức tạp như thế.
Tuy chỉ kéo dài 16 tập – con số “truyền thống” như nhiều phim truyền hình khác, “My Mister” nhiều khả năng sẽ khiến bạn mệt mỏi đôi chút với diễn biến chậm và không khí ảm đạm xuyên suốt, đặc biệt ở giai đoạn đầu. Nhưng nếu kiên nhẫn, bạn sẽ thấy “ánh sáng cuối con đường” dần rực rỡ hơn về cuối phim. Đó là khi chính bạn cũng như các nhân vật tìm thấy hy vọng để hướng tới tương lai tốt đẹp. Sự cộng hưởng của nội dung tinh tế, bối cảnh mang hơi hướng điện ảnh cùng diễn xuất mượt mà đã đưa “My Mister” vượt qua đối thủ sừng sỏ “SKY Castle” (Lâu đời trên không) trở thành bộ phim truyền hình hay nhất trong năm 2019.
“Mother” (tvN) – 2018: Hành trình trở thành mẹ để cứu vãn cuộc đời một đứa trẻ
“Mother” (Người Mẹ) là bản remake của bộ phim truyền hình cùng tên nổi tiếng của Nhật Bản sản xuất năm 2010, từng giành giải thưởng “Bộ phim xuất sắc nhất” tại Tokyo Drama Awards. Là tác phẩm đánh dấu sự trở lại của Lee Bo Young sau thành công của “Whisper” (Lời thì thầm), “Mother” của đài tvN nhanh chóng nhận được sự chú ý lớn của khán giả truyền hình. “Mother” kể về nữ giáo viên tiểu học tên Soo Jin (Lee Bo Young). Sau khi chứng kiến cô bé học sinh 8 tuổi tại ngôi trường nơi mình làm việc bị chính mẹ ruột ngược đãi và ruồng bỏ, Soo Jin đã dần vượt qua được những nỗi sợ hãi của bản thân về trẻ con để quyết định trở thành mẹ của cô bé ấy. Trong lễ trao giải Baeksang năm 2018, “Mother” đã giành về cho mình 5 đề cử và trở thành bộ phim truyền hình xuất sắc nhất.
Đạo diễn Kim Chul Kyu cũng chia sẻ “Mother” tập trung khai thác những khía cạnh phức tạp giữa mẹ và con gái. Bên cạnh những khoảnh khắc ấm áp, đẹp đẽ thì cũng có những lúc đau đớn, tổn thương. “Mother” sẽ đưa bạn vào một cuộc hành trình đầy cảm xúc với nội dung và ý nghĩa truyền tải những thông điệp bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại và bạo lực.
“Dear My Friend” (jTBC) – 2017: “Đừng nghĩ mọi chuyện đã kết thúc, chúng ta vẫn đang còn sống!”
“Dear My Friends” là bộ phim hiếm hoi và có thể nói là “độc nhất vô nhị” trong thế giới các truyền hình Hàn Quốc. Phim lấy chủ đề về tình bạn giữa những người lớn ở tuổi trung niên, cái chết là điều được nhắc đến nhiều lần trong phim. Nhưng khác với những suy nghĩ tiêu cực bị áp đặt sẵn, “Dear My Friends” truyền tải những thông điệp rất nhẹ nhàng và tích cực về sự sống chết trong cuộc đời này. Bộ phim xoay quanh cuộc sống của những người lớn trung niên, mỗi người có một câu chuyện cuộc đời khác nhau, được kể dưới góc nhìn của Park Wan (Go Hyun-jung). Một cô gái trẻ luôn bị quấy nhiễu bởi những rắc rối bởi “hội bạn già” của mẹ. Tuy không có nhiều xung đột hay tình tiết gay cấn, nhưng tác phẩm vẫn giữ chân khán giả bởi tính chân thật và tự nhiên.
Câu chuyện trong “Dear My Friends” bằng cách này hay cách khác đều đưa khán giả trải qua hàng loạt những cung bậc cảm xúc. Người xem có thể bật cười trước những tình huống dí dỏm trong cuộc sống của những người già, nhưng ngay sau đó cũng có thể bật khóc trước câu chuyện đời éo le của họ. Chính bởi những điều khác biệt, phim đã được xướng tên tại Baeksang 2016 với hạng mục “Phim truyền hình xuất sắc nhất” và “Kịch bản xuất sắc nhất”. Dù chiến thắng của bộ phim lúc bấy giờ đã dấy lên nhiều tranh cãi bởi 2 đối thủ nặng ký là “Dr. Romantic” (Người thầy y đức) và “Goblin” (Yêu tinh), những giá trị mà “Dear My Friends” mang đến không thể nào phủ nhận được.
“Signal” (tvN) – 2016: Tín hiệu xuất phát từ sự tuyệt vọng
“Signal” (Tín hiệu) xoay quanh công cuộc hợp tác của một chuyên gia phân tích tội phạm thời hiện tại với một cảnh sát trong quá khứ thông qua chiếc bộ đàm kì lạ nhằm giải mã chuỗi án mạng kinh hoàng. Bộ phim lấy cảm hứng từ thảm án Hwaseong có thật trong lịch sử Hàn Quốc ở những năm 1986-1991, 10 phụ nữ bị cưỡng bức và giết hại bởi một kẻ sát nhân bệnh hoạn, trong số họ, người già nhất là một cụ bà 71 tuổi, người trẻ nhất là một bé gái mới 13 tuổi. Sự kết hợp nhuần nhuyễn với yếu tố giả tưởng, bộ phim đã đưa khán giả vào một cuộc hành trình khám phá kịch tính và đầy cảm xúc.
Vào năm 2016, “Signal” đã trở thành một hiện tượng truyền hình lớn gây bão xứ Hàn, đây cũng là tác phẩm hình sự giả tưởng hiếm hoi không bị chỉ trích gì về lỗ hổng kịch bản vì mọi thứ được xử lý quá thuyết phục. Không chỉ nhận được giải thưởng cao quý nhất tại Baeksang, “Signal” cũng là bộ phim mở đầu cho sự đổ bộ của đài cáp tvN xâm chiếm vào địa hạt giải thưởng danh giá này.
The post 10 phim truyền hình Hàn Quốc xuất sắc nhất trong 1 thập kỉ qua (P1) appeared first on Tạp chí Đẹp.
tham my diamond
https://ift.tt/2YzRxtG
https://thammydiamonduytin.tumblr.com
tham my diamond
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét