Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Ngọc Trinh tích cực tập luyện lấy lại eo 56 cm


Ngọc Trinh chăm chỉ nhảy dây, tập cardio, plank xoay hông... để lại lấy vòng eo đã thành thương hiệu sau khi thú nhận vòng 2 chạm mức 60 cm vì ăn uống 'bung xõa' trong mùa dịch.
tham my diamond
https://ift.tt/2YzRxtG
https://thammydiamonduytin.tumblr.com
tham my diamond

Nếu ta đều tử tế và lịch thiệp, thì thế giới sẽ ổn thôi!

“Nếu ta đều tử tế và lịch thiệp, thì thế giới sẽ ổn thôi” – Chú gấu Paddington

“Night of the living dead” (1968) kể về một nhóm người bị mắc kẹt tại một trang trại bị tấn công bởi một nhóm xác sống. Đây là bộ phim được làm lại nhiều nhất trong lịch sử Hollywood.

Trong cuốn hồi ký viết trước khi từ giã thế gian, nhà văn Stefan Zweig hồi tưởng lại một khoảnh khắc trọng đại trong đời ông và đời biết bao con người khác trên khắp cõi hồng trần: “Vào ngày 28 tháng Sáu năm 1914, một phát súng nổ ra, ở Sarajevo, trong một giây làm vỡ tan thành ngàn mảnh như chiếc bình đất rỗng cái thế giới của an bình và của lý trí sáng tạo trong đó chúng tôi đã được nuôi dạy và lớn lên”. Phát súng ở Sarajevo, như ta biết, là khởi đầu của chiến tranh thế giới thứ nhất, một biến cố mà những kẻ đã kinh qua có cảm giác như thế giới đã ngấp nghé ngày tận thế. Rốt cuộc, không có tận thế nào cả. Thế giới tiếp tục trải qua chiến tranh thế giới thứ hai còn kinh hoàng gấp bội, nhưng cũng không có tận thế.

“World war Z” (2013) là bộ phim được xem lại nhiều nhất kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện bởi nhiều điểm tương đồng trong phim với ngoài đời thực.

Nếu có bài học nào đã được dạy đi dạy lại trong lịch sử, thì đó là: với con người, chỉ có cái chết đơn lẻ, không có cái chết toàn thể. Thế giới sẽ tiếp tục vần xoay, dù cọt kẹt, dù chỉ là gắng gượng để đến một ngày kia lại có những tai ương mới giáng xuống chặn nó tiến lên trên quỹ đạo, nhưng kiểu gì nó cũng không bao giờ dừng lại hẳn. Ngay cả đối với thứ dịch bệnh quái đản mà cả thế giới đang chống chọi, dẫu trong khoảnh khắc những trái phá của nó làm đứt tung cuộc sống đang liền mạch của chúng ta và tưởng như rất khó để vá lại những nứt gãy sâu, con người vẫn thầm hiểu với nhau rằng, rồi ta sẽ vượt qua.

Và khi đã vượt qua, như người hùng Jason trong thần thoại Hy Lạp đã giết rồng để mang về bộ lông cừu vàng, con người sau những giông tố cũng có một bộ lông cừu vàng của mình: cái nhìn thấu suốt về thế giới.

Blindness (2008)
Thế giới mong manh

Một buổi sáng như mọi buổi sáng trong đời, Gerry Lane (Brad Pitt thủ vai) – một cựu nhân viên Liên Hợp Quốc đã thôi việc từ lâu – thức dậy bên vợ. Anh vui vẻ làm bánh kẹp cho hai cô con gái trong khi chúng chọc ghẹo anh. Anh có lẽ đã chờ đợi một ngày mới cũng bình thường, giản dị mà hạnh phúc, nhưng rồi trong phút chốc, tất cả đổi thay. Buổi mai bình yên bị thay thế bởi bầu không khí hỗn loạn trên đường phố. Chuyến đưa con đi học trở thành cuộc chạy trốn điên cuồng khỏi một đám quái vật xác sống hung hãn, vô tri và khát máu. Dịch bệnh thốt nhiên ập đến như một cơn sóng thần tràn vào khi con người còn đang mải xây lâu đài cát bên bờ biển.

World war Z
Khi tai họa đến không phân biệt kẻ giàu người nghèo, họ nhận ra, thế giới là một toàn thể
không thể rã nhỏ, thế giới là của tất cả mà cũng chẳng là của ai.

Giờ đây, khi xem lại phần mở đầu của “World war Z” (Thế chiến Z), một bộ phim của đạo diễn Marc Forster, ta sẽ cảm thấy xúc động lạ lùng. Bạn hẳn còn nhớ những ngày đầu tiên khi nghe tin tức dịch bệnh từ một thành phố xa xôi nào đó tận Trung Quốc mà ta nghĩ chẳng phải chuyện của mình – những ngày cuối đông giá rét và ai nấy đều đợi chờ mùa xuân mới. Không ai, không một ai vào giờ phút ấy nghĩ mình sẽ phải đối phó với điều gì, và điều gì sẽ đến cùng mùa xuân. Quanh ta, mọi người đều cười vui, lên kế hoạch, chúc tụng nhau, mộng ước.

Phần lớn những bộ phim về dịch bệnh đều bắt đầu từ một thước phim hoàn toàn vô tư lự. Trong “Contagion” (Bệnh truyền nhiễm) của Steven Soderbergh, vào ngày đầu tiên khi một thứ virus kỳ quặc từ một con lợn truyền nhiễm vào con người trong một sòng bạc huyên náo ở Hồng Kông, người ta vẫn còn đang uống cocktail và lả lơi chuyện trò, đâu hay rằng viễn cảnh u tối đang trà trộn vào tất cả. Beth Emhoff (thủ diễn bởi Gwyneth Paltrow) trở về nhà với tâm trạng hân hoan. Hai ngày sau, cô chết, rồi đến con cô, và hàng ngàn người khác. Đến cuối phim, ta sẽ được tiết lộ về con đường virus đi bao dặm đến ký sinh nơi Beth: một chiếc máy xúc của công ty cô đốn hạ khu rừng ở Trung Quốc khiến đàn dơi không còn nơi trú ẩn, một con trong số đó đã bay đến một trang trại nuôi lợn và đánh rơi một mẩu chuối nhiễm bệnh phẩm, khiến một con lợn ăn phải, người đầu bếp của sòng bạc mổ thịt nó, và rồi ông bắt tay Beth khi chụp chung một tấm hình lưu niệm.

“Contagion” (2011)

Quả là một trường hợp điển hình của hiệu ứng cánh bướm, điều mà trong diễn từ Nobel văn chương năm 2018, nữ văn sĩ Olga Tokarczuk đã mô tả sự phát hiện ra nó “đã đánh dấu chấm hết cho thời kỳ niềm tin bất diệt vào khả năng gây ảnh hưởng, năng lực kiểm soát của chúng ta, và tương tự, cảm giác uy quyền tối cao trên thế gian này”. Thế giới là một mạng lưới chằng chịt những kết nối đầy mẫn cảm; mọi xung lực ta đặt vào nó, theo một đường zig-zag khó lường, lại trở về trả lại ta. “Chúng ta chỉ là một phần nhỏ xíu của tiến trình ấy”.

Khi làm “Contagion”, Steven Soderbergh đã cố tình tạo nên một phức điệu với rất nhiều những mạch truyện của những ngôi thứ nhất khác nhau vừa tuyến tính vừa đan cắt, từ một tay bác sĩ vật lộn với căn bệnh chết người đến một nhà dịch tễ học của WHO bị bắt cóc, từ một tay blogger kiếm chác nhờ thuyết âm mưu đến một người đàn ông bình thường mất vợ con vì virus. Nhưng ở phần cuối cùng, khi tái hiện hành trình của loài dơi, ông đã dùng góc nhìn của ngôi kể thứ tư, của một đấng biết-tất-cả, của một người kể chuyện vô hình đứng cao hơn chúng ta. Hành trình ấy, những con người trong phim không ai biết tận tường, chỉ có “vị thượng đế” kia là chứng kiến. Nhưng con người không nhìn thấy là bởi trước nay họ luôn đập vụn và chia thế giới thành “của anh”, “của tôi” rồi tranh giành từng mẩu thừa cho đến khi tai họa đến không phân biệt kẻ giàu người nghèo, và họ nhận ra, thế giới là một toàn thể không thể rã nhỏ, thế giới là của tất cả mà cũng chẳng là của ai.

Thế giới vô tri

“Cái gì đang ở trong đầu nhà ngươi vậy, xác sống?” – lời ca khúc “Zombie” của ban nhạc The Cranberries vẫn văng vẳng bên tai ta. Vào năm ngoái, MV ca khúc đạt được 1 tỷ lượt xem trên YouTube, bất chấp việc đã 16 năm kể từ lần đầu tiên ca khúc này ra mắt. Cùng với ma cà rồng, xác sống hay zombie có lẽ là đề tài ma quỷ gợi nhiều cảm hứng nhất với những nhà sáng tạo. Khác biệt là, dù ma cà rồng và xác sống được tạo thành bởi cùng một cơ chế – bị một ma cà rồng hay một xác sống khác cắn – nhưng dường như chưa từng có ai kể về một bệnh dịch ma cà rồng, chỉ có bệnh dịch xác sống mà thôi. Nó cũng có nguyên do của nó.

Bộ phim về xác sống có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử điện ảnh là “Night of the living dead” (Đêm của những xác chết), một bộ phim độc lập của George A.Romero vào năm 1968, kể về một đám xác chết sống dậy nhờ phóng xạ từ vụ nổ một tàu thăm dò không gian trong bầu khí quyển trái đất. Ngày nay, xem lại cảnh một tay xác sống từ bóng đêm lừ lừ bước ra tóm lấy gáy con người hay cảnh một đàn xác sống đờ đẫn trong khoảng sân trống của bộ phim đen trắng từ thập niên 60 có thể không còn khiến ta sởn gai ốc, bởi ta đã được những nhà làm phim hiện đại chiêu đãi những bữa tiệc điện ảnh giật gân và chân thật hơn nhiều, nhưng chính từ bộ phim được coi như phim xác sống hiện đại đầu tiên ấy mà xác sống không chỉ có nghĩa là xác sống.

“Night of the living dead”

Romero làm bộ phim vào thời kỳ cuộc chiến phi nghĩa ở Việt Nam gây nên cơn phẫn nộ trên toàn thế giới, và theo những nhà lịch sử điện ảnh, những xác sống trong phim là “đám đông im lặng”, những người đã không lên tiếng chống lại những điều sai trái, và đạo diễn người Mỹ đã dùng xác sống như biểu tượng để “phê phán những bệnh trạng của xã hội thực – sự bất lực của chính phủ, những kỹ thuật sinh học mới, tình trạng chiếm hữu nô lệ, thói tham lam và nạn bóc lột”.

Những ẩn dụ đó vẫn còn lại trong dòng phim xác sống hiện nay.

Luôn đói khát, vô cảm, không trí tuệ, tê liệt về đạo lý, ngấu nghiến tất cả những gì có ở trên đường, được kéo lê đi bởi động lực duy nhất là ăn não người, hành xử theo bầy lớn, không phải quái vật ngoài hành tinh hay sinh vật hoang dã mà là bất cứ ai trong những con người hàng ngày ta vẫn gặp – dù mỗi nhà làm phim có những hình dung khác nhau về xác sống nhưng về cơ bản, chúng đều là như vậy, từ “Resident evil” (Vùng đất quỷ dữ) đến “Train to Busan” (Chuyến tàu tới Busan), từ “28 days later” (28 ngày sau) đến “World war Z”. Và đó chẳng phải là tình trạng ì trệ chung của con người trong xã hội tiêu thụ?

Hình ảnh những đám đông xác sống là hình ảnh của sự vô tri về cái ác. Chúng lao vào với cái miệng há hoác mà không biết mình đang làm gì. Không thể cải hóa xác sống bởi chúng đã đánh mất linh hồn. Giống ai nếu không phải rất giống với chính chúng ta ngày nay, những con người với nhu cầu ngày một phình to ra và những ham muốn vô độ với mọi thứ đã bị tư bản hóa: từ thực phẩm, tin tức, bê bối của những ngôi sao đến lối sống xanh, lối sống tối giản hay làn sóng nữ quyền. Hẳn vì vậy mà trong những tác phẩm về xác sống, sẽ luôn có những cảnh khắc họa sự đối lập giữa những con người thực thụ biết yêu thương và bè lũ xác sống nhũn não không bao giờ biết đủ.

“Train to Busan” (2016)

Đó là thước phim khi người cha trong “Train to Busan” với vết cắn chí mạng, trong giây phút biến đổi thành xác sống, anh giật tay mình ra khỏi đứa con trai, chạy về phía cuối đuôi tàu, dưới ánh mặt trời thiên đỉnh, anh nhớ về kí ức được ôm đứa con trong tay khi nó mới sinh ra, đôi mắt anh trắng dã, những mạch máu nổi gân khắp mặt, anh mỉm cười và thực hiện hành động cuối cùng của một con người là nhảy xuống đường ray tự vẫn. Đó là thước phim người mẹ trong “Train to Busan 2” đưa nọng súng lên cằm trong vòng bu kín như bầy kiến lửa của đám xác sống hung hăng, vì cô muốn cứu con và cô cũng không muốn trở thành một zombie vô tri giác. Còn trong bộ phim kinh điển “28 days later”, tình yêu của Jim và Selena cùng sự chở che vô điều kiện họ dành cho một đứa trẻ mất cha như điều tốt đẹp duy nhất còn lại trên thế giới đã bị ăn nham nhở.

Ta giật mình nhận ra lâu nay có lẽ ta cũng là một  xác sống vật vờ, làm mọi sự theo quán tính,…

Và trong thế giới thực, khi cuộc đời đột ngột bị hãm phanh bởi dịch bệnh, ta giật mình nhận ra lâu nay có lẽ ta cũng là một xác sống vật vờ, làm mọi sự theo quán tính, đánh mất bản dạng trong đám đông, bị thôi miên bởi chủ nghĩa tiêu dùng bành trướng, gây ra những hậu họa khôn lường và biện minh đó là hành vi vô thức.

Hình ảnh những xác sống chồng đống lên nhau cao như núi tìm cách vượt qua bức tường để xâm lăng Jerusalem trong “World war Z” có kinh hoàng không? Có. Và nó không chỉ là một hình ảnh tưởng tượng. Chủ nghĩa xác sống đã lan đi khắp muôn nơi, và nó có thể đánh đổ mọi nơi nó muốn dù cho đó là ngôi nhà của Chúa. Nó không tha cho cả những vị linh mục (như trong “28 days later”). Nhưng một tin tốt lành, rằng khác với phim, trong đời thực, xác sống cũng có thể trở lại làm người, nếu muốn.

Thế giới ám đen, nhưng đẹp

Nghĩ về dịch bệnh, ta nghĩ đến gì? Nỗi đau, sự tàn phá, sự xâu xé lẫn nhau, và cái chết. Toàn những thứ xấu xa. Toàn những điều không có gì đẹp đẽ. Dịch bệnh thì có gì để đẹp? Nhưng Luchino Visconti trả lời là có.

Dựa trên cuốn tiểu thuyết mỏng tráng lệ âu sầu của Thomas Mann, đạo diễn huyền thoại người Ý Luchino Visconti đã tạo nên “Death in Venice” (Chết ở Venice), một trong những bộ phim đẹp nhất về sự ám ảnh của dục vọng, trên nền cảnh là Venice rạng ngời sắp đến hồi u ám bởi dịch thổ tả lan tràn.

“Death in Venice” (1971)

Câu chuyện kể về Aschenbach, một nhạc sĩ già tới nghỉ trong khách sạn Grand Hôtel des Bains dành cho những gia đình giàu có ở Âu châu. Tại đó, ông tình cờ gặp Tadzio, một cậu thiếu niên đẹp như thiên thần. Ông lặng thầm say mê cậu trong nỗi dằn vặt về đạo đức, tự vấn mình trong những câu hỏi về mỹ học cao siêu, một cái lướt qua cậu cũng làm nội tâm ông dậy sóng. Khác với phần đa những bộ phim lấy bối cảnh dịch bệnh, “Death in Venice” trôi qua chậm rãi từ đầu tới cuối như một bản adagio lững thững. Những vị quý tộc nô đùa trên biển, uống rượu, chơi đàn, ăn tiệc, tán gẫu, đôi khi luận bàn về âm nhạc. Họ trải qua cuộc sống mơ màng thức ngủ nằm ngoài mọi cay đắng và phản trắc, không biết một buổi rạng đông có thể hủy hoại đời mình.

Câu chuyện kể về Aschenbach, một nhạc sĩ già tới nghỉ trong khách sạn Grand Hôtel des Bains dành cho những gia đình giàu có ở Âu châu. Tại đó, ông tình cờ gặp Tadzio, một cậu thiếu niên đẹp như thiên thần. Ông lặng thầm say mê cậu trong nỗi dằn vặt về đạo đức, tự vấn mình trong những câu hỏi về mỹ học cao siêu, một cái lướt qua cậu cũng làm nội tâm ông dậy sóng. Khác với phần đa những bộ phim lấy bối cảnh dịch bệnh, “Death in Venice” trôi qua chậm rãi từ đầu tới cuối như một bản adagio lững thững. Những vị quý tộc nô đùa trên biển, uống rượu, chơi đàn, ăn tiệc, tán gẫu, đôi khi luận bàn về âm nhạc. Họ trải qua cuộc sống mơ màng thức ngủ nằm ngoài mọi cay đắng và phản trắc, không biết một buổi rạng đông có thể hủy hoại đời mình.

Không có nhiều lời thoại, nhưng “Death in Venice” tràn trề âm nhạc. Những bản waltz vui rộn ràng của Franz Lehár, như thể người ta đang khiêu vũ và múa ca khi thế giới kề bên vực thẳm. Những bản giao hưởng nặng trĩu cô đơn của Gustav Mahler, như chứng minh sự tàn diệt cũng có thể được tự sự bằng ngôn ngữ của cái đẹp. Những bản ru êm ái của Mussorgsky, như lời ru từ biệt đưa con người qua đớn đau đi vào giấc ngủ ngàn đời.

Không có nhiều lời thoại, nhưng “Death in Venice” tràn trề âm nhạc. Những bản waltz vui rộn ràng của Franz Lehár, như thể người ta đang khiêu vũ và múa ca khi thế giới kề bên vực thẳm. Những bản giao hưởng nặng trĩu cô đơn của Gustav Mahler, như chứng minh sự tàn diệt cũng có thể được tự sự bằng ngôn ngữ của cái đẹp. Những bản ru êm ái của Mussorgsky, như lời ru từ biệt đưa con người qua đớn đau đi vào giấc ngủ ngàn đời.

Có những tàn khốc không thể ngăn khi nó đến, nhưng chừng nào nó còn chưa khiến ta lụi tắt hoàn toàn, hãy vẫn chìm đắm trong âm nhạc, hãy vẫn tao nhã, hãy vẫn yêu và thèm muốn yêu và dằn vặt vì yêu.

Thế giới đã có từ lâu, còn ta mới chỉ bắt đầu
“Nếu phải chiến đấu, hãy chiến đấu. Hãy chuẩn bị cho bất cứ điều gì. Cuộc chiến của chúng ta chỉ vừa mới bắt đầu mà thôi”.

Khoảng 400 năm trước, thành phố Venice từng bị tàn sát bởi dịch hành. Một phần ba số cư dân bỏ mạng. Khi cuối cùng dịch bệnh cũng qua đi, họ ăn mừng bằng một lễ hội để tri ân sự phù trợ của Đức Mẹ Đồng Trinh. Lễ hội mang tên Festa della Madonna della Salute đến nay vẫn còn được tổ chức. Điều đó nhắc ta nhớ rằng, dịch bệnh vốn chẳng có gì mới. Cứ vài chục, vài trăm năm một lần, dịch bệnh lại quay trở lại, trong lốt khác. Mà sau rốt, mọi biến cố đều chỉ là một hóa thân khác của quỷ, một đầu thai khác của tai họa trong quá khứ. Nhưng con người lại quên đi quá chóng, tự phụ quá dễ dàng và mắc lỗi quá nông nổi. Trong bộ phim “12 monkeys” (12 con khỉ) của Terry Willam, một người tù của tương lai đi ngược thời gian với sứ mệnh chặn lại dịch bệnh từ khởi điểm, nhưng rồi có ích gì đâu, cuối cùng, người chết là anh chứ không phải kẻ đem phát tán thứ virus chết người. Dù biết trước những gì sẽ đến, con người vẫn không thể diệt tận gốc mầm mống của sự điên rồ. Hay trong “Blindness” (Mù), bộ phim của Fernando Meirelles chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên nổi tiếng của nhà văn đoạt giải Nobel, José Saramago, khi toàn bộ nhân loại mắc căn bệnh mù trắng, họ chẳng thể nhớ ra “mù lòa” là chứng bệnh biểu tượng cho những kẻ không nhìn thấy Chúa trong Kinh Thánh, không hối cải, họ tiếp tục tự hủy hoại mọi thứ quanh mình, bởi họ, con người hiện đại, đã quên đi những giá trị thường hằng mình từng kính phục để rã đám trong những tiện nghi nhất thời và sung sướng giả tạm.

“Death in Venice”

Vượt qua dịch bệnh vẫn chưa phải chiến thắng cuối cùng. Hãy nhớ đến người anh hùng Jason của Hy Lạp, sau khi lấy được bộ lông cừu vàng nhờ sự mách nước của nàng Medea, chàng lên ngôi vua, nhưng rồi chàng phản bội tình yêu của Medea và vì vậy khiến thần linh nổi giận. Sau này, chàng chết trong cô đơn khi bị chiến thuyền Argo đè nghiến lên người. Con người là vậy đó, luôn thất bại vì điểm yếu chí tử của mình: sự đãng trí, sự hay quên. Ta quên quá nhanh những hứa hẹn và những phút giây chứng ngộ. Và bài học của dịch bệnh hôm nay sẽ không mang ý nghĩa gì nhiều nếu như khi bánh quay cuộc sống lại xoay đều, nó lại cuốn con người theo và hất văng bộ lông cừu ta đã đoạt được. Nói như Gerry Lane trong “World war Z” vào giờ phút ngồi trên chiếc thuyền con băng qua dòng nước lớn để gặp lại gia đình nhỏ, sau khi thứ vaccine chống lại bệnh dịch xác sống đã được điều chế thành công, đưa thế giới trở lại bình yên như nó vốn từng: “Nếu phải chiến đấu, hãy chiến đấu. Hãy chuẩn bị cho bất cứ điều gì. Cuộc chiến của chúng ta chỉ vừa mới bắt đầu mà thôi”.

The post Nếu ta đều tử tế và lịch thiệp, thì thế giới sẽ ổn thôi! appeared first on Tạp chí Đẹp.


tham my diamond
https://ift.tt/2YzRxtG
https://thammydiamonduytin.tumblr.com
tham my diamond

3 bước giảm bết dính cho da đầu nhiều dầu

Da đầu dư dầu là một tình trạng phổ biến khiến tóc nhanh bẩn, chân tóc xẹp và mật độ tóc trông thưa thớt. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng da đầu dư dầu, tóc bết dính

Di truyền bẩm sinh là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến một người có mái tóc đổ dầu. Trung bình ở bên dưới chân tóc của mỗi người chỉ có từ 2-3 tuyến bã nhờn, tuy nhiên, nếu số lượng này lớn hơn hoặc chúng hoạt động mạnh mẽ hơn sẽ gây ra tình trạng dư dầu.

Bên cạnh đó, sự thay đổi hormone trước và sau sinh, khi dậy thì, sử dụng thuốc có tác động đến việc tăng/giảm hormone, hay chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thức khuya, lười vận động và stress kéo dài cũng gây ra tình trạng da đầu thường xuyên đổ dầu.

Ngoài ra, có những yếu tố bên ngoài khác khiến tóc bạn đổ dầu. Ví dụ như ô nhiễm không khí và nguồn nước hay môi trường sống bí bách, nóng nực, có độ ẩm cao. Việc không thường xuyên làm sạch các vật dụng sử dụng trên tóc và da đầu như mũ bảo hiểm, lược, máy sấy tóc, máy tạo kiểu… cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho da đầu bạn nhanh bết dính dù cho có vừa mới được gội xong.

Sai lầm thường gặp khi cố gắng cải thiện tình trạng da đầu dư dầu

Trên thực tế, thói quen gội đầu thật thường xuyên mỗi ngày, thậm chí là một ngày nhiều lần và dùng móng tay gãi mạnh để loại bỏ lượng dầu khiến cho vấn đề này trở nên trầm trọng hơn. Lúc này, lớp màng hydrolipid hay còn gọi là “lớp dầu” trên da đầu rơi vào trạng thái mất cân bằng. Cơ thể cố gắng chống lại tác động xấu này và việc tiết ra ngày một nhiều hơn lượng dầu trên da đầu là thường gặp.

Ngoài ra, tác động lực mạnh mẽ trong lúc gội sẽ càng “kích hoạt” tuyến bã nhờn hoạt động tích cực hơn bình thường. Không chỉ gây hại cho da đầu, sợi tóc sẽ ngày một khô xơ. Đây cũng chính là câu trả lời cho thắc mắc: “Tại sao chân tóc bết dầu nhưng phần thân và đuôi tóc lại khô xơ?” Do đó, thay vì loại bỏ hoàn toàn hay tìm cách “đánh bay dầu”, việc chúng ta cần làm là tìm cách cân bằng lượng dầu trên da đầu và tóc.

Giải pháp cho tình trạng da đầu dư dầu, bết dính

1. Làm sạch tóc và da đầu với dầu gội dịu nhẹ

Đối với việc làm sạch, mỗi lần gội, bạn nên lặp lại bước gội lần 2 để mang lại hiệu quả làm sạch tốt nhất. Với những ai chỉ gặp phải tình trạng da đầu dư dầu nhẹ, có thể kết hợp gội lần 2 với một loại dầu gội khác phù hợp với tình trạng tóc của mình, ví dụ như dầu gội cho tóc khô, tóc bông xù, tóc hư tổn.

Dầu gội cân bằng dầu cho da đầu Kérastase Specifique Bain Divalent sở hữu tác động kép vừa làm sạch, vừa nuôi dưỡng, dòng dầu gội này mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi gội. Kết cấu tạo bọt giúp lấy đi các bụi bẩn và lượng dầu dư thừa “cứng đầu” trên da đầu và chân tóc. Thành phần từ Amino Acid trong công thức sẽ giúp nuôi dưỡng chân tóc và bề mặt da đầu.

2. Làm sạch sâu cho tóc và da đầu bằng mặt nạ đất sét

Bên cạnh những bước gội, thói quen đắp mặt nạ đất sét cho tóc thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ làm sạch sâu bằng cách loại bỏ bụi bẩn, các thành phần ô nhiễm, dầu thừa, các chất gây mùi khó chịu trên da đầu. Sau khi làm ướt da đầu và tóc, thoa trực tiếp mặt nạ lên da dầu. Massage thật nhẹ nhàng, đất sét sẽ hòa tan trong nước và tạo bọt giống như dầu gội. Bạn có thể sử dụng mặt nạ đất sét thay thế cho dầu gội 1 tuần/lần.

Mặt nạ tóc sạch sâu từ đất sét Kaolin Kérastase Specifique Argile Equilibrante có kết cấu đặc sẽ hóa thành bọt mịn khi kết hợp với nước giúp mặt nạ trở thành cái “bẫy” của các loại bụi bẩn.

3. Đắp mặt nạ dưỡng ẩm cho tóc

Sau khi đã làm sạch cho da đầu, bạn lấy sản phẩm thoa đều lên thân và ngọn tóc, massage nhẹ nhàng trong 3-5 phút để sản phẩm thẩm thấu. Nếu muốn tăng cường độ hiệu quả, bạn có thể dùng khăn ấm để ủ tóc trong vòng 10 phút. Sau đó, xả lại thật sạch bằng nước.

Mặt nạ dưỡng ẩm sâu cho tóc bóng khỏe và mềm mượt Kérastase Specifique Masque Rehydratant với cơ chế cấp ẩm thông minh giúp đưa nước vào bên trong thân tóc. Các thành phần protein giúp mái tóc suôn mềm hơn và chống xơ rối.

The post 3 bước giảm bết dính cho da đầu nhiều dầu appeared first on Tạp chí Đẹp.


tham my diamond
https://ift.tt/2YzRxtG
https://thammydiamonduytin.tumblr.com
tham my diamond

Top 5 kem chống nắng nâng tông, mịn da dành cho những cô nàng không thích trang điểm

Nếu có một loại kem chống nắng vừa giúp da tránh được các tác động từ môi trường vừa nâng tông và che mờ các khuyết điểm, bạn có muốn thử không?

5 kem chong nang cho nang khong make up - 1

Dưới tiết trời nóng bức mùa hè, thật không dễ chịu chút nào khi phải đắp lên khuôn mặt quá nhiều lớp trang điểm. Một giải pháp đầy hứa hẹn ngay lập tức được gọi tên, đó chính là “foundation-free”. Bạn có thể tạm thời cất những lọ kem nền quen thuộc đi, thay vào đó là dùng các sản phẩm chống nắng đa năng, vừa có công dụng giúp bạn tránh được tác động của tia cực tím, vừa hiệu chỉnh, nâng tông và hoàn thiện làn da.

Hãy cùng Đẹp điểm danh 5 loại kem chống nắng nâng tông là món “bảo bối” của những cô nàng yêu thích xu hướng “foundation-free” nhé!

Sunplay Skin Aqua Tone Up UV SPF50+ PA++++

Với công thức chứa các hạt ngọc trai siêu mịn, tinh chất chống nắng này có khả năng hiệu chỉnh sắc da đồng thời tạo hiệu ứng làn da trong suốt, đa chiều. Sản phẩm chứa hoạt chất hyaluronic acid kết hợp vitamin C giúp duy trì làn da ẩm mượt nhưng vẫn khô ráo, không nhờn rít. Sunplay Skin Aqua Tone Up UV bao gồm dòng essence dành cho da khô và dòng milk dành cho da dầu.

5 kem chong nang cho nang khong make up - 2
Sunplay Skin Aqua Tone Up UV SPF50+ PA++++ có giá khoảng 175.000VND
Espoir Water Splash Sun Cream SPF 50+ PA+++

Nhờ chất kem có độ bóng nhẹ nhàng, làn da luôn giữ được vẻ rạng rỡ và bừng sáng ngay cả dưới cái nắng gay gắt ngày hè. Công thức chứa vitamin E và chiết xuất từ 6 thành phần thảo mộc mang lại lớp che phủ căng bóng, ẩm mượt nhưng không hề nhờn dính. Sản phẩm phù hợp hơn với da thường và da hỗn hợp thiên khô.

5 kem chong nang cho nang khong make up - 3
espoir Water Splash Sun Cream SPF 50+ PA+++ có giá 18.000 won, khoảng 350.000VND
Innisfree Tone Up No Sebum Sunscreen SPF 35 PA+++

Với khả năng nâng tông và che phủ đặc biệt, sản phẩm giúp lỗ chân lông trên da được cải thiện đáng kể, mang lại làn da hồng hào, tự nhiên và trơn láng hơn. Kem chống nắng Innisfree này được sử dụng như lớp nền trang điểm mỏng nhẹ, không gây nhờn bóng và luôn giữ cho da khô thoáng, mịn màng. Sản phẩm phù hợp cho làn da dầu đến hỗn hợp thiên dầu.

5 kem chong nang cho nang khong make up - 5
Innisfree Tone Up No Sebum Sunscreen SPF 35 PA+++ có giá 330.000VND
Kiehl’s Ultra Light Daily UV Defense Tone Up Cream SPF 50 PA ++++

Ngay cả những làn da khó tính nhất cũng không thể ngó lơ sản phẩm chống nắng nâng tông này. Kem chống nắng của Kiehl’s giúp dưỡng sáng, bảo vệ da khỏi tác động từ tia cực tím với công nghệ chống UVA/UVB tối ưu. Công thức chiết xuất từ trái vải của sản phẩm có khả năng ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa, giảm sạm nám, giúp da sáng và đều màu ngay tức thì.

5 kem chong nang cho nang khong make up - 6
Kiehl’s Ultra Light Daily UV Defense Tone Up Cream SPF 50 PA ++++ có giá 1.000.000VND
Clé de Peau Beauté UV Protective Cream Tinted SPF 50+ PA++++

Với chiết xuất nhân sâm và phức hợp Illuminating Complex EX độc quyền, Clé de Peau Beauté đã tạo nên sự kết hợp đặc biệt giữa các thành phần dưỡng ẩm và tái tạo da trong một tuýp kem chống nắng. Đồng thời, sản phẩm còn được sử dụng như lớp che phủ toàn diện nhờ vào công nghệ Lumina Veil. Từ đó mang lại bề mặt da căng mịn, tươi tắn trong nhiều giờ mà không cần phải nhờ cậy đến bất kỳ lớp trang điểm nào khác.

5 kem chong nang cho nang khong make up - 7
Clé de Peau Beauté UV Protective Cream Tinted SPF 50+ PA++++ có giá 85USD, khoảng 1.800.000VND

The post Top 5 kem chống nắng nâng tông, mịn da dành cho những cô nàng không thích trang điểm appeared first on Tạp chí Đẹp.


tham my diamond
https://ift.tt/2YzRxtG
https://thammydiamonduytin.tumblr.com
tham my diamond

7 mẹo khắc phục tóc bết dầu từ nguyên liệu tự nhiên


Da dầu tiết nhiều bã nhờn khiến tóc nhanh bết dầu, có thể sử chanh, muối hoặc baking soda để cải thiện tình hình.
tham my diamond
https://ift.tt/2YzRxtG
https://thammydiamonduytin.tumblr.com
tham my diamond

Đã đến lúc chúng ta cần nghĩ mình sẽ làm gì khi đại dịch kết thúc?

Sau hơn một năm rưỡi sống chung với đại dịch toàn cầu khiến khái niệm “thế giới phẳng” chưa bao giờ trở nên dễ hiểu đến thế, dù là với hàm ý tiêu cực; đã đến lúc chúng ta nghĩ đến ngày Covid-19 kết thúc trong tương lai gần khi chiếc “chìa khóa” vaccine lần lượt mở ra những cánh cửa cho hy vọng và hồi sinh. Bạn sẽ làm gì khi đại dịch kết thúc?

Kể từ khi dịch virus Corona bùng phát vào cuối năm 2019, đầu năm 2020 ở Vũ Hán (Trung Quốc) rồi lan rộng thành đại dịch toàn cầu, tính đến ngày tôi ngồi viết những dòng chữ này, cơn địa chấn Covid-19 đã gây ra những thảm kịch khó tưởng tượng nổi. Đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 181 triệu người bị nhiễm bệnh và lấy đi sinh mạng của 3,92 triệu người trên khắp toàn cầu. Hàng tỷ người trên thế giới sống trong nỗi hoảng loạn bao trùm, bị cách ly xã hội dài ngày và bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, mất việc làm cùng hàng trăm thay đổi lớn nhỏ khác, trực tiếp hay gián tiếp tác động đến đời sống và sinh hoạt của con người, cả thể chất lẫn tinh thần. Có lẽ trong hơn nửa thế kỷ qua, chưa có một dịch bệnh hay sự kiện nào lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh mệnh và sinh kế của con người như thế.

Và cơn ám ảnh dịch bệnh vẫn đang còn hiển hiện ở đó, với những biến chủng virus mới tạo ra các làn sóng nhiễm bệnh tiếp theo, với cuộc chạy đua vaccine giữa các quốc gia, với những nỗi âu lo: tiếp tục sống mòn mỏi khi bị phong tỏa đến mức kiệt quệ về kinh tế hay chấp nhận sống chung cùng dịch bệnh và không ít rủi ro? Nhưng tôi tin chắc một điều, không sớm thì muộn, Covid-19 cũng sẽ kết thúc như bao đại dịch khác từng tồn tại trên trái đất.

Hay nói như nhà văn Phong Tử Khải trong cuốn tạp văn “Sống vốn đơn thuần”, rằng: “Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn gì cũng có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế”.

Và khi dịch bệnh kết thúc, chúng ta sẽ làm gì trong điều kiện bình thường mới?

Ôm người thân, bạn bè mà không lo lắng hay phải đeo khẩu trang

Một ước mơ quá đỗi giản dị, thậm chí có thể xem là… tầm thường trước đây, lại trở thành điều đầu tiên mà người Mỹ chọn lựa trong “100 điều mà bạn sẽ làm khi đại dịch kết thúc” trên tờ USA Today phát hành hồi cuối tháng 3, khi chiến dịch tiêm chủng vaccine đã được tổng thống Mỹ Biden ban hành rộng rãi khắp nước Mỹ. Là quốc gia có số người nhiễm bệnh lớn nhất và số người tử vong nhiều nhất vì Covid-19, nước Mỹ có lẽ cũng là một trong số những quốc gia đầu tiên sớm thoát khỏi đại dịch và đang quay trở lại với cuộc sống bình thường mới. Rất nhiều bạn bè của tôi ở Mỹ thừa nhận rằng họ có cảm giác thời điểm dịch bệnh kết thúc đã đến rất gần và đang háo hức để bắt đầu thực hiện lại những công việc hay thú vui đơn giản đã từng quá quen thuộc với họ trước đây, như ra biển lướt ván, vào rạp xem những bộ phim bom tấn mùa hè hay tham dự một sự kiện thể thao có hàng ngàn người tham dự.

Trong những gợi ý của tờ USA Today Life, tôi cũng đọc được những điều mà người Mỹ sẽ thực hiện khi đại dịch kết thúc, vốn quá đỗi giản dị và quen thuộc, nhưng giờ đây lại trở thành những thứ quý giá đối với họ, như “vào quán bar nghe nhạc sống, kề vai sát cánh uống bia và trò chuyện; sẵn sàng để hôn người lạ; ghé thăm gia đình và bạn bè trực tiếp, không phải qua màn hình; làm việc ở văn phòng hay hẹn hò ở quán cà phê chứ không phải trong bốn bức tường hay qua màn hình Zoom; đi du lịch trong nước và quốc tế; bước lên máy bay và bay đến một nơi xa lạ mà không lo sợ phải bị cách ly dài ngày ở cả nơi đến lẫn nơi về; xem các buổi hòa nhạc đông người, vào bảo tàng; xem phim bom tấn tại rạp với bỏng ngô và Pepsi…”

Họ cũng vĩnh viễn muốn cấm các cụm từ đáng sợ xuất hiện liên tục trên các bản tin trong suốt hơn một năm rưỡi qua như “ngay lúc này, hơn bao giờ hết”, “trong những thời điểm chưa từng có”, “giữa đại dịch Coronavirus”… và mọi biến thể của những cụm từ gây “sát thương” như vậy.

Nhà báo, nhà phê bình điện ảnh Lâm Lê

LÂM LÊ

Lê Hồng Lâm là một nhà báo, nhà phê bình điện ảnh nổi tiếng đã có nhiều đóng góp giá trị cho nền điện ảnh Việt Nam. Anh đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách về điện ảnh như: “Xem chữ đọc hình”, “Chơi cùng cấu trúc”, “Cánh chim trong gió”, “Sự lưỡng nan của tình thế làm người”, “101 bộ phim Việt Nam hay nhất”, “Người tình không chân dung”.

Chúng ta sẽ thông thái hơn!

Đó là những khát khao rất đỗi bình thường của hầu hết chúng ta, những con người bình thường với những nhu cầu bình thường trên thế giới phẳng ngày nay: được sống và được tận hưởng niềm vui sống.

Còn với những chính trị gia, những nhà tư tưởng, nghệ sĩ hay triết gia, đại dịch lần này đã khiến họ suy tư nhiều hơn về sinh mệnh của con người trên trái đất, hay đưa ra những tầm nhìn xa về một đại dịch tiếp theo chẳng hạn, nơi con người chúng ta trở nên chủ động và thông thái hơn khi đối mặt với dịch bệnh.

Trong dự án “Suy tư cho thời hậu Corona” do viện Goethe tổ chức với câu hỏi: “Đại dịch này có ý nghĩa gì đối với mỗi người trong chúng ta, và đối với xã hội?”, nhiều trí thức và nghệ sĩ đã đưa ra những góc nhìn sâu sắc trước đại dịch lần này. Trong số đó, tôi đồng cảm với phần trả lời của Michael Zichy, triết gia người Áo.

Khi được hỏi hy vọng của ông dựa vào đâu (về những điều tích cực sau đại dịch), Michael Zichy nói rằng:

“Nhân loại đã thực sự trở nên thông thái hơn khi bước ra khỏi một số cuộc khủng hoảng. Và cuộc khủng hoảng hiện tại cũng thể hiện ba tố chất mới, khả dĩ nâng cao xác suất là chúng ta sẽ học được gì đó từ khủng hoảng: nó là một kinh nghiệm tập thể ở quy mô toàn cầu về một mối đe dọa chung, từ đó sinh ra một ý thức thuộc về lẫn nhau, kiến tạo sự thấu cảm và thúc đẩy tình đoàn kết.

Cuộc khủng hoảng này có sức hủy diệt, có phá tan mọi lề thói quen thuộc, vô hiệu hóa các hình mẫu tư duy theo lệ cổ, và đòi hỏi một định hướng mới trong tư duy và hành động. Điều đó tăng cường tính linh hoạt về tinh thần và khả năng thích ứng.

Một lúc nào đó cuộc khủng hoảng sẽ bị khuất phục, thực tế ấy đem lại cho ta cảm giác đã cùng nhau đạt được mục đích, cảm xúc đó có thể lôi chúng ta ra khỏi tình trạng thụ động và động viên ta hãy cùng nhau tiến đến nhiều thử thách lớn hơn”.

Nhiếp ảnh gia Andy IP Thiên, tác giả của loạt ảnh trong bài viết

ANDY IP THIÊN

Sinh ra ở Sài Gòn, định cư ở Hồng Kông, học ngành truyền thông và báo chí ở Đài Loan, hiện tại anh đang “tắc” ở Sài Gòn từ mùa Covid đầu tiên khi về nước thăm gia đình. Andy IP Thiên là phóng viên ảnh của nhiều hãng thông tấn và tờ báo trong, ngoài nước như South China Morning Post, The Taiwan News, VnExpress, Vietnamnet…

Chờ đợi cầu vồng sau mưa

Việt Nam đến nay vẫn là một trong những quốc gia có số bệnh nhân và số người tử vong vì dịch bệnh thấp trên thế giới. Nhưng những làn sóng dịch bệnh liên tiếp bùng phát đã ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế của đất nước và đặc biệt là sinh kế của từng người dân. Hơn hai tháng qua, khi làn sóng dịch bệnh thứ 4 với biến thể virus mới gây lây nhiễm trên diện rộng, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn đầy âu lo và căng thẳng mới khi nhiều thành phố lớn phải chịu phong tỏa hay giãn cách xã hội dài ngày.

Hàng loạt chợ truyền thống và chợ đầu mối ở Tp. HCM phải ngừng hoạt động do liên quan đến các ca nhiễm bệnh.

Trong hơn một tháng qua, Tp. HCM, đầu tàu kinh tế của cả nước phải chấp hành lệnh giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 và 16 với con số nhiễm bệnh vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Hơn 14 năm sinh sống ở thành phố sôi động và dường như không ngủ này, đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận rõ nhất thành phố đang trọng thương với một sự u ám phiền muộn bao trùm. Những nhịp sống tất bật và rùng rùng chuyển động trước đây bỗng giống như một chiếc công tắc bị nhấn nút “off” và rơi vào trạng thái ngủ đông. Những trung tâm thương mại, nhà hàng, quán xá vốn đông đúc ở toàn thành phố đóng cửa; rạp chiếu phim, nhà hát, quán bar ngắc ngoải suốt hơn hai tháng qua; đến cả những khu chợ truyền thống, nơi cung cấp lương thực thực phẩm của cả thành phố cũng phải tạm ngưng… Dịch bệnh khiến cho hàng triệu cư dân ở thành phố đông đúc này trở nên lặng lẽ và phiền muộn, thậm chí đến những đứa trẻ ít âu lo cũng rơi vào trạng thái chán chường khi bị nhốt trong nhà suốt cả mùa hè…

Ngay cả những người lạc quan tếu nhất có lẽ cũng khó giữ được tinh thần vui vẻ trong thời điểm mà cả thành phố như ngưng đọng này. Một số bạn bè của tôi thừa nhận rằng họ rơi vào trạng thái lo âu hoặc trầm cảm do mất việc hay phải ở nhà quá lâu. Đó cũng là một căn bệnh đáng sợ trong và sau dịch bệnh mà nhiều chuyên gia và bác sĩ tâm lý đã cảnh báo.

Trong tập “How to cope” của loạt phim “Coronavirus Explained” phát trên Netflix, các chuyên gia về sức khỏe nói rằng dịch bệnh đã khiến hàng trăm triệu người trên thế giới rơi vào trạng thái lo sợ, căng thẳng và trầm cảm. Và những trạng thái tiêu cực về tinh thần này sẽ còn tiếp diễn rất lâu ngay cả khi đại dịch đã kết thúc – họ cảnh báo.

Hình ảnh những chiếc rào chắn dần trở thành nỗi ám ảnh quen thuộc với người dân thành phố. Ảnh chụp tại quận 5, Tp. HCM.

Nỗi sợ, lúc dịch bệnh, có một lợi thế quan trọng là giúp chúng ta tồn tại và tuân thủ các quy tắc cách ly cộng đồng.

Nhưng về lâu dài, nó gây ra những hệ lụy ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và não bộ, gây ra những tác động kéo dài trên tinh thần và thể chất.

Vì vậy mà một số chuyên gia tâm lý cho rằng, chúng ta nên kiểm soát cảm xúc để khôi phục lại sự cân bằng cho não bộ. Cân bằng cảm xúc, tập thiền, hít thở sâu và hạn chế đọc những tin tức gây lo sợ, hoang mang là những cách tốt nhất giúp chúng ta tránh được sự lo lắng hay muộn phiền.

Việc duy nhất mà chúng ta nên làm lúc này là chờ đợi và tin tưởng vào những tia sáng cuối đường hầm, tin tưởng vào những ánh cầu vồng mọc lên sau mưa. Tin vào những điều bình thường mới sẽ xuất hiện, như cách người Mỹ đang tận hưởng điều đó sau những mất mát to lớn mà họ phải gánh chịu vì đại dịch.

Tp. HCM, thành phố nhộn nhịp nhất Việt Nam, đang trong những ngày sống rất chậm.

Bởi đó là cách tốt nhất giúp chúng ta đối phó với dịch bệnh trong tình thế không thể làm gì để thay đổi được nó.

Và tôi muốn mượn lời của tác giả Matt Haig trong cuốn sách best-seller của anh – “Reasons to stay alive” – để kết thúc bài viết này:

“Hãy nhớ rằng điều quan trọng của cuộc sống trên trái đất này là sự thay đổi. Xe ô tô rồi sẽ rỉ sét. Giấy sẽ ố vàng. Công nghệ sẽ trở nên lỗi thời. Sâu biến thành bướm. Hết đêm đến ngày. Trầm cảm (hay căng thẳng) rồi sẽ biến mất”.

Cầu vồng rồi sẽ xuất hiện sau cơn mưa. Và những điều bình thường mới sẽ chờ ta!

Ành: Andy IP Thiên

The post Đã đến lúc chúng ta cần nghĩ mình sẽ làm gì khi đại dịch kết thúc? appeared first on Tạp chí Đẹp.


tham my diamond
https://ift.tt/2YzRxtG
https://thammydiamonduytin.tumblr.com
tham my diamond

Làm đẹp vẫn luôn là ngành công nghiệp của hy vọng sau đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 có thể xem là một nốt trầm trong lịch sử của nhân loại nói chung và ngành công nghiệp làm đẹp nói riêng. Đằng sau những chiếc khẩu trang, mặt nạ chống dịch, đồ bảo hộ là những khuôn mặt không còn thiết tha son phấn. Làm đẹp từ một thú vui phù phiếm trở thành ước mơ xa xỉ trong tâm tưởng của những tín đồ mộ đạo vì nhiều lý do: kinh tế đi xuống, sức mua phổ thông giảm, các điều luật giãn cách xã hội, sự hạn chế của những chuyến đi xa gần… Tuy nhiên, thị trường làm đẹp dù có ảm đạm trên bề mặt nhưng vẫn chuyển động ngấm ngầm với những niềm hy vọng mới.

Ảnh: Lưu Mộc Vinh – Phụ kiện: Công Trí
Hiệu ứng son môi không còn đem lại hy vọng

Hiệu ứng son môi – “lipstick effect” – là một giả thuyết xuất hiện sau bài phỏng vấn của tờ The New York Times với Leonard Lauder (chủ tịch tập đoàn Estée Lauder) vào năm 2008. Trong bài phỏng vấn này, ông Lauder cho biết sau vụ khủng bố 11/9, tuy khủng hoảng kinh tế, nhưng doanh thu của hạng mục son môi lại tăng đột biến. Hiệu ứng son môi vì thế được coi là một giả thuyết về sức mua của thị trường chung: trong những khoảng thời gian kinh tế khó khăn, người tiêu dùng có xu hướng hạn chế việc tiêu xài vào những mặt hàng xa xỉ phẩm, thay vào đó, họ mua son môi hay một mặt hàng có giá trị nhỏ, đủ để cảm nhận thú vui mua sắm mà không gây ảnh hưởng nhiều tới số dư trong tài khoản ngân hàng. Hiệu ứng son môi là một giả thuyết của niềm hy vọng mà các thương hiệu mỹ phẩm dễ dàng đặt niềm tin trong những thời khắc đen tối của lịch sử.

Chiếc khẩu trang đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới thói quen tiêu dùng của khách hàng

Tuy nhiên, khi Covid-19 nổ ra trên toàn cầu với tốc độ chóng mặt kéo theo sự biến mất của hàng loạt những cửa hàng, cửa hiệu thì thị trường làm đẹp cũng lập tức phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng có. Mua sắm tại cửa hàng chiếm tới 85% tổng doanh thu của ngành công nghiệp làm đẹp trước thời điểm dịch. Ngay cả Gen Z dù được biết tới là thế hệ của công nghệ thì 60% quyết định mua hàng của họ cũng chỉ được chốt hạ khi mua sắm trong cửa hàng và được tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Hàng loạt thương hiệu cay đắng đóng cửa tạm thời các chi nhánh của mình trên phố lớn, cố gắng gồng lỗ để duy trì mặt bằng hoặc tệ hơn, phải đóng cửa vĩnh viễn. Mọi kế hoạch mở rộng mạng lưới bị hoãn vô thời hạn cho tới khi có dấu hiệu kiểm soát được tình hình bệnh dịch. Việc chỉ sử dụng khẩu trang, mặt nạ chống dịch và lệnh giãn cách xã hội, làm việc tại nhà khiến nhu cầu sử dụng các sản phẩm làm đẹp cơ bản như son môi, kem nền giảm 70% so với thời điểm trước dịch và có đến 30% thị trường đã hoàn toàn tê liệt (theo McKinsey, 2020). Khi chiếc khẩu trang trở thành một phần của đời sống thường nhật, ước tính, vào quý đầu năm 2020, sức tiêu thụ các mặt hàng mỹ phẩm và nước hoa đã giảm từ 55–75% so với cùng kỳ năm 2019. 50% phái nữ đã cắt giảm chi phí dành cho mỹ phẩm theo báo cáo của Mintel vào tháng 7/2020.

Điều tất yếu để sống sót qua đại dịch này là những nỗ lực thúc đẩy doanh số bằng các ưu đãi sâu từ các thương hiệu lớn, trung bình là 40%. Ưu đãi giảm sâu có thể là một giải pháp tạm thời nhưng lại dễ dàng ảnh hưởng tới định vị thương hiệu nếu diễn ra trong một khoảng thời gian dài.

Covid-19 có thể nói là một đại dịch chưa từng có, xóa sạch mọi khuôn khổ, giới hạn. Dù được coi là ngành công nghiệp có khả năng phục hồi thần kỳ trước mọi thách thức khủng hoảng của kinh tế, nhưng trong suốt 2 năm qua, ngành công nghiệp làm đẹp đã chứng kiến những cú trượt dài không chỉ trong doanh số mà còn trong cả những trải nghiệm dịch vụ dành cho khách hàng. Với Covid-19, hiệu ứng son môi đã không còn là niềm hy vọng.

Khung cảnh vắng lặng của các cửa hàng cửa hiệu mỹ phẩm trong thời kỳ Covid-19. Một số cửa hàng rơi vào tình trạng đóng cửa tạm thời hoặc đóng vĩnh viễn.
Khi phù phiếm chuyển mình

Nhưng chăm sóc bản thân vốn là một nhu cầu cơ bản của con người. Covid-19 dù thay đổi trật tự của thế giới làm đẹp, không có nghĩa là nó xóa sạch mọi dấu vết của những phù phiếm mà con người vẫn luôn hướng tới trong cuộc sống.

Tuy các hạng mục mỹ phẩm, nước hoa khiến các thương hiệu “toát mồ hôi” bởi dãy số trượt dốc không phanh thì những hạng mục như dưỡng da, dưỡng thể, dưỡng tóc lại cho thấy sự tăng trưởng thần kỳ trước xu hướng tự chăm sóc bản thân tại nhà trong mùa dịch.

Trong năm 2020, bộ phận dược mỹ phẩm của L’Oréal đã báo cáo tăng trưởng 18,9% trong doanh thu so với cùng kỳ năm 2019. Thương hiệu CeraVe tăng trưởng gấp đôi trong khi La Roche-Posay lần thứ 9 đạt mức tăng trưởng 2 chữ số trong vòng 10 năm trở lại đây. Chăm sóc da, bảo vệ da khỏi ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy vi tính cũng trở thành mối quan tâm chủ đạo khi thời gian ở nhà của khách hàng phổ thông tăng lên. Các kết quả tìm kiếm sản phẩm dưỡng da, ngăn tia tử ngoại tăng đến 46% tính tới tháng 8/2020.

Theo công ty nghiên cứu thị trường NPD, trong tháng 3/2020 – thời kỳ lockdown đầu tiên tại Pháp, doanh số của mặt hàng xà bông xa xỉ tăng tới 800% một tuần. Zalando – trang web bán lẻ lĩnh vực thời trang và đời sống lớn nhất châu Âu đã chứng kiến sự bùng nổ doanh số tới 300% so với cùng kỳ năm trước đối với các mặt hàng như nến thơm, tinh dầu, các sản phẩm thải độc, dưỡng da, dưỡng móng, dưỡng tóc… Xu hướng tương tự cũng diễn ra tại Hoa Kỳ với những con số biết nói được thể hiện trong báo cáo cuối năm 2020 của Amazon: trong khi doanh số của mỹ phẩm cho thấy sự suy giảm thì doanh số của các sản phẩm chăm sóc móng tay tăng đến 218%, các sản phẩm nhuộm tóc tăng 172% và các sản phẩm dưỡng thể tăng 65%. Thậm chí, người ta còn đùa nhau rằng có lẽ nên thay thế hiệu ứng son môi bằng hiệu ứng sơn móng – “nail-polish effect” – để đại diện cho niềm hy vọng mới trước những biến chuyển của đại dịch này.

Không chỉ dừng lại ở đó, ngành công nghiệp làm đẹp ghi nhận sự chuyển mình đáng kể của các nền tảng bán hàng số. Theo đó, doanh thu từ các kênh bán hàng online được dự đoán chiếm tới 23% khi kết thúc năm 2021. Doanh thu của chuỗi hệ thống Sephora online đã tăng 30% trong năm 2020. Tại thị trường Trung Quốc, doanh số online của ngành công nghiệp làm đẹp tăng từ 20-30% khi đại dịch manh nha nổ ra. Dù không thể bù đắp cho những hao hụt quá lớn đến từ doanh thu tại cửa hàng nhưng không thể phủ nhận sự tăng trưởng của doanh thu bán hàng online sẽ trở thành một xu hướng cơ bản trong 2-3 năm tới.

Phục nguyên những điều kì diệu

Suốt 2 năm qua, chúng ta đã được nghe nhiều lần câu nói: tái thiết lập tình trạng bình thường mới. Thế nào là bình thường mới? Là khi xã hội chấp nhận, thay đổi và chuyển biến theo lối sinh hoạt mới cùng Covid-19. Vốn được coi là một ngành công nghiệp phù phiếm và tràn đầy hy vọng, làm đẹp cũng đang dần xác lập những điều kì diệu mới mẻ để đến gần hơn với khách hàng mục tiêu trong những ngày tháng lịch sử này.

Các trải nghiệm online đang ngày càng cải tiến và đa dạng hóa: không chỉ đơn thuần duy trì website, các thương hiệu đang biến nền tảng social media trở thành chốn shopping mới và hòa cùng xu hướng TikTok của Gen Z – đối tượng khách hàng tiềm năng nhất.

Sự kiện BareMinerals Villa được thực hiện bằng công nghệ thực tế ảo với khách mời là Hailey Bieber.

Công nghệ được tích hợp để giải quyết những nhu cầu trải nghiệm cơ bản nhất của khách hàng khi mua mỹ phẩm như thử màu sắc, mùi hương…, góp phần chuyển đổi trải nghiệm mua hàng từ cửa hàng tới các kênh online một cách dễ chịu. Tập đoàn L’Oréal đã tiên phong trong việc này khi mua lại Modiface vào năm 2018 (Modiface là một công ty thiết kế các app làm đẹp bằng công nghệ AR, giúp người xem thấy được sự thay đổi khi sử dụng các sản phẩm trang điểm trên khuôn mặt mình). M.A.C cho phép khách hàng đăng tải hình ảnh khuôn mặt họ lên trang web và thử tới hơn 800 sản phẩm khác nhau dưới sự hướng dẫn của chuyên viên trang điểm online nếu đặt lịch trước. Năm 2020, L’Oréal đã chính thức ra mắt dòng sản phẩm trang điểm ảo qua loạt filter trên Instagram Stories và Snapchat. BareMinerals thì áp dụng công nghệ thực tế ảo VR để tạo ra các quầy trang điểm pop-up, tổ chức sự kiện BareMinerals Villa cùng cô đại sứ Hailey Bieber mà ở đó khách hàng tham dự có thể trải nghiệm các dòng sản phẩm, xem video, mua sắm qua chiếc điện thoại cá nhân của mình.

Nội dung hướng dẫn trang điểm và dưỡng da trở thành hạng mục sáng tạo hàng đầu của bộ phận marketing các nhãn hàng thời điểm này. Glossier, Glow Recipe được coi là những thương hiệu đi đầu trong việc sáng tạo video có thời lượng siêu ngắn hướng dẫn trang điểm trên nền tảng TikTok. Chuyên gia trang điểm đình đám Charlotte Tilbury cùng thương hiệu bán lẻ John Lewis (Anh) đã phá kỉ lục Guinness thế giới nhờ khóa học Master Class có đông người tham gia nhất – 10.000 người cùng đăng kí lớp học trang điểm online của cô. Hai thương hiệu CoverGirl và Sally Hansen cũng bắt tay cùng tạp chí People tổ chức một sự kiện mua sắm online gồm buổi livestream dạy trang điểm, giveaway và ưu đãi đặc biệt, sự kiện này đã ghi nhận 100.000 lượt view cùng tỉ lệ chuyển đổi sang website mua hàng trực tiếp đáng ao ước.

TikTok trở thành một xu hướng không thể chối từ. Các thương hiệu lớn như Glossier, Glow Recipe cũng chuyển hướng sang TikTok với những nội dung ngắn gọn hấp dẫn.

Bất ngờ nhất phải kể đến sự trở lại của hộp trải nghiệm (subscription box). Từng là xu hướng nổi bật vào những năm 2012-2015, hình thức này một lần nữa được chào đón trong thời kỳ Covid-19. Mỗi tháng, với một số tiền đã thanh toán, mỗi khách hàng sẽ nhận được một chiếc hộp gửi đến tận nhà, bên trong chứa các sản phẩm làm đẹp đã được lựa chọn dựa trên nhu cầu, sở thích mà họ từng điền vào bản đăng kí. Có thể kể đến một số thương hiệu hộp trải nghiệm rất thành công như Birchbox (Anh) hay Boxy Charm (Mỹ). Sự bùng nổ của xu hướng này có thể giải thích bằng niềm vui bất ngờ mà các khách hàng có được sau những ngày dài ngồi nhà chờ đợi, cũng như việc cắt giảm bớt thời gian và mối bận tâm của họ dành cho việc mua sắm và chọn lựa.

Sau tất cả, dù trời bể có thay đổi ra sao, con người vẫn luôn cần được nhìn thấy những điều tốt đẹp. Giữa thời đại Covid, đẹp không có nghĩa là phải trau chuốt trưng diện, có khi chỉ cần một buổi spa sáng chủ nhật tại nhà, một chút son tô lên môi trước cuộc họp qua Zoom… Nhìn vào gương, còn thấy mình hồng hào xinh đẹp là còn thấy tích cực. Đó lý do vì sao, làm đẹp vẫn luôn là một ngành công nghiệp của hy vọng.

The post Làm đẹp vẫn luôn là ngành công nghiệp của hy vọng sau đại dịch Covid-19 appeared first on Tạp chí Đẹp.


tham my diamond
https://ift.tt/2YzRxtG
https://thammydiamonduytin.tumblr.com
tham my diamond

Cuộc “detox” mang tính lịch sử của Cbiz: Trả lại hệ sinh thái giải trí văn minh và lạnh mạnh

Scandal thuê người mang thai hộ, bỏ rơi con ở Mỹ khiến Trịnh Sảng “thân bại danh liệt” hồi đầu năm 2021 vẫn chưa kịp lắng xuống thì vụ bê bối về đời sống tình dục hỗn loạn của nam ca sĩ – diễn viên Ngô Diệc Phàm đã dấy lên sự phẫn nộ tột độ từ phía công chúng. Hơn hết, phía Tổng cục Quảng bá và Phát thanh truyền hình Trung Quốc Quảng Điện đã có động thái “thanh tẩy” cả Cbiz nhằm loại bỏ những cá nhân, tập thể có đời tư, đạo đức không trong sạch, lấy lại hệ sinh thái giải trí văn minh đúng nghĩa và tái định hướng tư duy thần tượng đúng mực trong giới trẻ.

Nguồn căn của mọi việc bắt đầu từ đâu?

Có thể nói, vụ bê bối đời tư bất hảo của “nữ thần thanh xuân” Trịnh Sảng là bước mở đầu khiến cho Tổng cục Quảng bá và Phát thanh truyền hình Trung Quốc “để mắt” đến dàn nghệ sĩ trong nước nhiều hơn. Bởi trước đây, những scandal lớn nhỏ của họ đều dễ dàng “tẩy trắng” (xóa bỏ) theo thời gian hoặc bằng một vài lời xin lỗi trên trang cá nhân cũng đủ khiến dư luận nguôi ngoai. Tuy nhiên, mọi thứ đã chạm đến giới hạn của sự khoan nhượng, khi Ngô Diệc Phàm vướng phải bê bối tình dục với nhiều cô gái, không chỉ khiến anh mất trắng cả sự nghiệp mà còn đẩy anh vào vòng lao lý. Ngay lập tức, giới chức Trung Quốc tiến hành cuộc sàng lọc lớn nhất từ trước đến nay trong giới văn nghệ sĩ. Theo đó, sự nghiệp được gầy dựng trong nhiều năm của loạt nghệ sĩ hạng A Hoa Ngữ bỗng chốc tiêu tan chỉ sau một đêm. Số khác giống như “ngồi trên đống lửa” vì cũng bị liệt tên vào “danh sách đen cần detox”.

cuoc thanh tay cbiz - 1
Trịnh Sảng – Ngô Diệc Phàm “mất trắng” sau cuộc đại thanh lọc showbiz Hoa ngữ

Chỉ trong một tháng, người hâm mộ Trung Quốc đại lục nói riêng và cả châu Á nói chung không khỏi bất ngờ trước hiệu ứng domino liên hoàn “phốt” từ các ngôi sao nổi tiếng. Nếu như Trương Triết Hạn gây thất vọng với cách hành xử không đúng mực với đồng nghiệp, phạm phải quy tắc chính trị nhạy cảm, thì Lucas (Hoàng Thúc Hi) đã tự tay hủy hoại cả sự nghiệp sáng giá của mình ở tuổi 22 vì scandal tình ái, nói xấu thành viên cùng nhóm (NCT). Dù đã lên tiếng xin lỗi nhưng người hâm mộ cho rằng lời xin lỗi chỉ là một cái cớ để xoa dịu dư luận và kịp thời tìm cách ngăn chặn những tai tiếng khác ào ạt kéo đến mà thôi. Nhưng dù thế nào chăng nữa, Quảng Điện cũng đã bắt tay thanh trừng tất cả những cá nhân làm vấy bẩn thẩm mỹ ngành công nghiệp giải trí, nên việc “phong sát” (xóa sổ khỏi làng giải trí và triệt hạ tất cả nguồn tài nguyên) hẳn là phương án tốt nhất.

cuoc thanh tay cbiz - 2

Trong khi cậu học trò Trương Triết Hạn chính thức bị Hiệp hội Ngành biểu diễn Trung Quốc ra văn bản “phong sát”, đại hoa đán Triệu Vy cũng bất ngờ bị Quảng Điện tiến hành xóa sổ. Với hàng loạt scandal liên quan đến chính trị, đạo đức và tài chính trong quá khứ, cô là cái tên tiếp theo bị công chúng tẩy chay, sự nghiệp diễn xuất hơn 3 thập kỷ sụp đổ. Giờ đây, Triệu Vy – một trong tứ đại hoa đán lừng lẫy của màn ảnh Hoa Ngữ một thời – chỉ còn là một cái tên đứng bên lề “bản đồ” nghệ thuật nước nhà.

cuoc thanh tay cbiz - 3
Ngay cả “Đại hoa đán” Triệu Vy cũng không thoát khỏi cuộc “thanh trừng” lần này.

Cuộc “thanh tẩy” của các nhà quản lý không chỉ dừng lại ở cá nhân, mà còn nhắm thẳng đến cả một tổ chức liên quan ít nhiều đến các vụ tai tiếng về chính trị và kinh tế Trung Quốc đại lục. Trong đó phải kể đến “gã khổng lồ” Kinh Khuyên, một tổ chức hùng mạnh gồm những tên tuổi quyền lực đứng sau nâng đỡ các nghệ sĩ thành viên. Những nhân vật “sừng sỏ” giữ vai trò nồng cốt trong mọi hoạt động của Kinh Khuyên thời kỳ mới thành lập gồm Vương Sóc, Diệp Kinh, Trịnh Hiểu Long, Diệp Đại Ưng. Về sau, Kinh khuyên mở rộng số lượng thành viên, thu nạp thêm Cát Ưu, Vương Trung Quân, Vương Trung Lỗi, Phùng Tiểu Cương, Khương Văn, Từ Tịnh Lôi…

Sau Trịnh Sảng, Ngô Diệc Phàm, Hoắc Tôn, Trương Triết Hạn, Lucas và Triệu Vy, hàng loạt ngôi sao nổi tiếng nhất nhì Hoa Ngữ bị liệt vào “danh sách đen” bởi từng gây ra không ít bê bối gồm Đặng Tử Kỳ, Huỳnh Hiểu Minh, Lý Tiểu Lộ, Hoàng Cảnh Du, Dương Mịch, La Chí Tường, Từ Nhược Tuyên…

cuoc thanh tay cbiz - 5
Huỳnh Hiểu Minh, Dương Mịch, Hoàng Cảnh Du… cùng loạt ngôi sao khác nhiều khả năng cũng bị điều tra liên đới.
Còn lại gì hậu “thanh tẩy” Cbiz?

Như đã đề cập ở trên, cuộc thanh tẩy ngành giải trí Hoa Ngữ được tiến hành nhằm xóa bỏ những thành phần bất hảo, không chỉ có đời tư không trong sạch mà còn liên quan đến vấn đề tối kỵ (chính trị, văn hóa, xã hội chuẩn mực) của đất nước tỷ dân, trả lại vẻ đẹp thuần phong mỹ tục vốn có của ngành công nghiệp giải trí, cũng như tái định nghĩa khái niệm về “thần tượng” trong người hâm mộ, nhất là trong giới trẻ.

cuoc thanh tay cbiz - 4
Châu Tấn, Dương Dương, Dương Tử,… được người hâm mộ kỳ vọng sẽ “đứng vững” sau cuộc “detox” này.

Cuộc thanh trừng mạnh tay lần này của Quảng Điện đã cho thấy sự quyết tâm của giới chức trách trong việc xử lý nghiêm những nghệ sĩ, cũng như tổ chức đã lợi dụng quyền lực và danh tiếng để lách luật và bất chấp luân thường đạo lý để đạt được mục đích riêng. Đây không chỉ là sự trừng phạt thích đáng nhằm chấn chỉnh tư cách, đạo đức nghề nghiệp của người nghệ sĩ, mà còn là lời răn đe đanh thép đối với những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật đã từng hoặc có ý định “đi đường tắt” để thành công, hoặc làm việc phi pháp để thỏa mãn bản thân. Qua đó, các thế hệ nghệ sĩ an toàn hậu thanh trừng là những người nghệ sĩ tỏa sáng nhờ thực lực và luôn cống hiến hết mình vào sự phồn vinh của nền nghệ thuật. Hành động này cũng xem như một đòn giáng đanh thép, truyền đi một thông điệp rằng “lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát”. Nghệ sĩ cũng chỉ là người bình thường, đừng làm những chuyện “quá phận”.

The post Cuộc “detox” mang tính lịch sử của Cbiz: Trả lại hệ sinh thái giải trí văn minh và lạnh mạnh appeared first on Tạp chí Đẹp.


tham my diamond
https://ift.tt/2YzRxtG
https://thammydiamonduytin.tumblr.com
tham my diamond

Kiến tạo không gian sống trong lành hơn với máy hút bụi có công nghệ đèn laser

Máy hút bụi Dyson V12 Detect Slim với công nghệ laser tại đầu làm sạch, lần đầu tiên được Dyson ra mắt, giúp phát hiện các loại bụi không thể nhìn thấy.

Được phát triển bởi đội ngũ gồm 370 kỹ sư trên toàn cầu, chiếc máy hút bụi mới nhất này sử dụng động cơ Dyson Hyperdymium tạo ra sức hút mạnh mẽ lên đến 150 air watt và bộ lọc 5 giai đoạn giúp thu giữ 99.99% các hạt bụi có kích thước nhỏ tới 0,3 micromet để làm sạch sâu mạnh mẽ. Dyson V12 Detect Slim giúp tạo ra không gian sống trong lành hơn vào thời điểm mà 60% mọi người dành thời gian dọn dẹp nhà cửa nhiều hơn bao giờ hết.

Tính năng phát hiện bụi bằng tia laser giúp bạn nhận diện các hạt bụi không thể nhìn thấy bằng mắt thường, với tia laser màu xanh lá có góc chiếu chính xác được tích hợp vào đầu làm sạch Fluffy. Cảm biến bụi bằng âm thanh giúp đảm bảo rằng bạn đã làm sạch đủ sâu. Màn hình LCD hiển thị kích thước và số lượng các hạt bụi, minh chứng khoa học về độ sạch sâu ngay tại từng thời điểm bằng cách đếm và đo lường lượng bụi siêu nhỏ với bộ cảm biến piezo, giúp máy tự động điều chỉnh lực hút tùy theo loại mặt sàn và lượng bụi khác nhau.

Dyson V12 Detect Slim được chính thức khởi bán từ ngày 31/8

Đầu hút mới với công nghệ chống rối, chuyên dụng cho việc hút tóc, giúp hút sạch tóc người và lông thú nhanh chóng. Thanh chải hình xoắn ốc giúp ngăn chặn tình trạng kẹt rối, dễ dàng hút tóc và đưa vào hộp chứa.

The post Kiến tạo không gian sống trong lành hơn với máy hút bụi có công nghệ đèn laser appeared first on Tạp chí Đẹp.


tham my diamond
https://ift.tt/2YzRxtG
https://thammydiamonduytin.tumblr.com
tham my diamond

Thiều Bảo Trang chăm thể dục giữ dáng vì em gái đốc thúc


Những ngày ở nhà phòng tránh dịch, Bảo Trang thú nhận nhờ có Bảo Trâm hò hét, đốc thúc nên cô mới có thể 'mài thảm' nếu không lại nằm ườn cả ngày.
tham my diamond
https://ift.tt/2YzRxtG
https://thammydiamonduytin.tumblr.com
tham my diamond

Cùng với “Châu sinh như cố” và “Dữ quân ca”, “Nữ nhi nhà họ Kiều” liên tiếp nhận cơn mưa lời khen

Tạm gác lại với những đoạn trường bi thương của 2 bộ phim cổ trang “Châu sinh như cố” và “Dữ quân ca” đình đám, “Nữ nhi nhà họ Kiều” (Những đứa con nhà họ Kiều) cũng làm khuấy động làng phim Hoa ngữ với đề tài tình cảm gia đình nhẹ nhàng, sâu lắng và đầy nhân văn. Với 8.4 điểm douban (tính đến ngày 31/8/2021), “Nữ nhi nhà họ Kiều” trở thành tựa phim gây “sốt” ngay từ khi lên sóng.

Nhiều khán giả Việt cho rằng, nội dung phim “Nữ nhi nhà họ Kiều” tương tự như cuộc đời sóng gió của 5 anh em phim Việt “Cây táo nở hoa”, thế nhưng đạo diễn tài ba Chính Ngọ Dương Quang sẽ cho chúng ta thấy một hình ảnh hoàn toàn khác về gia đình từ nội dung hợp tình hợp lý, đến diễn xuất chất lượng của dàn diễn viên.

Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Vi Tịch, “Nữ nhi nhà họ Kiều” lấy bối cảnh thôn làng Trung Quốc vào những năm 30, xoay quanh số phận của 5 người anh em nhà họ Kiều. Mẹ mất sớm sau khi sinh con trai út và người bố nhẫn tâm đem bán con, 5 anh em nhà họ Kiều tưởng chừng như bị chia cắt mãi mãi. Thế nhưng sự nỗ lực, tình thương của người anh cả cùng sự đồng lòng của những người em đã giúp họ tìm thấy nhau và cùng sống chung một mái nhà.

Đến với “Nữ nhi nhà họ Kiều”, người xem sẽ chứng kiến toàn bộ bi kịch thời thơ ấu của 5 đứa trẻ được đẩy lên cao trào. Mồ côi mẹ và sống chung với người bố nghiện cờ bạc sẵn sàng mang con cho người khác, 5 đứa trẻ chẳng khác gì mồ côi. Hoàn cảnh chúng càng khiến cho người xem thêm ray rứt, khi đứa con trai út mới chào đời được chăm sóc bằng những ngụm nước gạo mà lớn lên; cô em gái mới lớn thì bị cưỡng hiếp bởi chính người bạn của cha mình; người anh cả cảm thấy bất lực vì không thể chăm sóc cho các em, sẵn sàng tố cáo người bố cờ bạc để ông nhận trừng phạt. Số phận của mỗi người sẽ như thế nào, có hạnh phúc và được chữa lành những thương tổn hay không là điều khiến người xem bận lòng không thôi.

Mặc dù “Nữ nhi nhà họ Kiều” lấy đề tài gia đình quen thuộc, thế nhưng dưới bàn tay của đạo diễn Chính Ngọ Dương Quang, dự án vẫn thuộc hàng top BXH các bộ phim có nhiều lượt theo dõi của truyền hình xứ Trung ở thời điểm hiện tại. Không quá bất ngờ khi “Nữ nhi nhà họ Kiều” lại đầy sức hút đến vậy, bởi Chính Ngọ Dương Quang cũng từng vô cùng thành công với loạt dự án phim ăn khách như “Lang nha bảng” (2015), “Kẻ ngụy trang” (2015), “Ngoại khoa phong vân” (2017), “Minh Lan truyện” (2018)…

Bên cạnh danh tiếng lừng lẫy của đạo diễn Dương Quang, bộ phim còn thu hút khán giả với sự góp mặt của dàn diễn viên trẻ đầy thực lực từ soái ca “Truy tìm ký ức” Bạch Vũ, nàng công chúa “Cửu châu phiêu miểu lục” Tống Tổ Nhi, sự trở lại của nữ diễn viên “30 chưa phải là hết” Mao Hiểu Đồng, cho đến 2 gương mặt trẻ Trương Vãn Ý và Chu Dực Nhiên.

Năm anh em mỗi người mỗi tính: anh hai Kiều Nhất Thành (Bạch Vũ) bản lĩnh và đầy gai góc, anh ba Nhị Cường (Trương Vãn Ý) cứng đầu nhưng lại nhiệt tình tốt bụng, tam Lệ (Mao Hiểu Đồng) là cô em gái mạnh mẽ và độc lập, Tứ Mỹ (Tống Tổ Nhi) mơ mộng, tràn đầy năng lượng, chỉ riêng em út Thất Thất (Chu Dực Nhiên) lại có tính cách phụ thuộc và nhu nhược… Sự kết hợp của 5 anh em sẽ mang đến một hương vị tình thân màu sắc và đầy ý nghĩa trong “Nữ nhi nhà họ Kiều”.

The post Cùng với “Châu sinh như cố” và “Dữ quân ca”, “Nữ nhi nhà họ Kiều” liên tiếp nhận cơn mưa lời khen appeared first on Tạp chí Đẹp.


tham my diamond
https://ift.tt/2YzRxtG
https://thammydiamonduytin.tumblr.com
tham my diamond