“Overthinking” là từ khoá nổi lên gần đây được dùng chỉ những ai thường “làm quá lên” hoặc “nghĩ quá nhiều” về vấn đề nào đó. Tuy nhiên, xét về mặt y học, overthinking được coi là một hội chứng có thể gây ra tổn hại sức khỏe tinh thần lẫn thể chất, kèm với đó là cảm giác lo lắng, tự ti, cô độc và thậm chí đối mặt nguy cơ bị trầm cảm. Để hạn chế overthinking, bạn hãy tham khảo 7 cách người Nhật thường áp dụng trong lối sống hằng ngày.
“Rảnh rỗi sinh nông nổi” khiến bạn dễ gặp tình trạng overthinking. Bạn hãy chiêm nghiệm Ikigai, được ghép từ “Ikiru” (sống) và “Kai (hy vọng). Triết lý này hướng đến tìm kiếm mục đích mà con người tồn tại, hay đơn giản tìm ra lý do “vì sao tôi phải thức dậy mỗi buổi sáng”. Bởi lẽ, sống có mục đích là cách hạn chế sự nhàn rỗi, giúp vượt qua sự lười biếng và hình thành động lực để duy trì sự sống từng ngày. Qua đó, Ikigai không chỉ tạo ra giá trị phát triển bản thân, mà còn mang lại lợi ích cho những người xung quanh và định hình thế giới quan của mỗi cá nhân.
Ikigai được hình thành từ 4 suy nghĩ bổ trợ nhau, gồm “làm những thứ mình yêu”, “làm những thứ mình giỏi”, “làm những thứ mình kiếm ra tiền” và “làm những thứ xã hội cần”. Trong bạn sẽ luôn có “thứ mình yêu” (đam mê) và “thứ mình giỏi” (chuyên môn). Cả 2 yếu tố này sẽ dẫn đến “thứ mình kiếm ra tiền”. Sau cùng, những gì bạn có thể làm được cần đáp ứng điều mà xã hội cần. Nếu bạn làm những điều mà xã hội không tìm kiếm, thì đó chỉ là những hành động thỏa mãn niềm vui hay nhu cầu cá nhân. Dần dà, bạn sẽ tách biệt xã hội và đối diện cảm giác lạc lõng.
Gaman là triết lý hình thành từ câu nói của Đức Phật, “Bằng sự kiên nhẫn và chăm chỉ, hãy thử chịu đựng ở giới hạn mà mình tưởng rằng là không thể”. Hành trình của mỗi người sẽ có lúc gặp những chuyện không như ý, hay thậm chí là rào cản ngay từ khi bắt đầu. Thay vì bỏ cuộc, Gaman khuyến khích bạn kiên trì vượt qua mọi thử thách bất ngờ ập đến.
Để hình thành phương pháp Gaman, bạn tập thay đổi tư duy, học cách quản lý cảm xúc cá nhân và nuôi dưỡng sự tĩnh lặng bên trong. Đồng thời, trước khi bắt đầu một kế hoạch, bạn xác định ý nghĩa của từng việc làm để có thể theo đuổi đến cùng. Theo Phật giáo, Gaman còn hướng bạn nhìn xa hơn về những rào cản trước mắt. Từ đó, triết lý này tạo ra góc nhìn khách quan để bạn tránh bị tiêu cực do overthinking, cũng như thêm động lực và lý do để bạn bền bỉ theo đuổi mọi thứ.
Đối với người Nhật Bản, không gì đáng giá hơn sự tận tâm và nỗ lực hoàn thiện công việc. Thành tựu và kết quả đóng vai trò quan trọng, nhưng sự nhìn nhận và tôn trọng nỗ lực mỗi cá nhân cần được ưu tiên. Ganbaru khuyến khích bạn thả lỏng và sẵn sàng đón nhận mọi kết quả. Dù sự việc không như ý, bạn đã cố gắng đến cùng trong mọi hành trình mình đang đi. Như vậy, bạn sẽ nhẹ nhõm hơn, hạn chế tự trách bản thân và quay cuồng trong những suy nghĩ quẩn quanh.
Một trong những lý do khiến bạn bị overthinking là vì bạn đặt kỳ vọng quá nhiều. Khi đặt mục tiêu càng lớn mà không thể thực hiện, bạn dễ dàng bị lay động và hoài nghi bản thân. Do đó, Kaizen mang ý nghĩa là “Hãy tiến bộ mỗi ngày”, với “Kai” là “thay đổi”, còn “Zen” là “tốt hơn”.
Để có thể tiến bộ từng ngày, bạn cần tập trung tạo ra sự thay đổi nhỏ dù chỉ 1%. Thay vì đặt một mục tiêu lớn, hãy chia nhỏ chúng và từng bước hoàn thiện. Ở phương pháp Kaizen, bạn sẽ khó tạo ra một bước ngoặt ngoạn mục, nhưng lại yêu cầu bạn cần sự bền bỉ để chậm rãi cải thiện. Kaizen gắn kết chặt chẽ với Ganbaru. Các triết lý hướng con người tập trung vào quá trình thực hiện hơn là nhìn vào kết quả sau cùng. “Đi chậm và bạn sẽ đi thật xa”, bỏ lại sự hối hả giúp cuộc sống và thời gian thêm ý nghĩa.
Theo Shunryu Suzuki, tác giả cuốn “Zen Mind, Beginner’s Mind”, thì “Đối với một người mới, mọi việc đều có rất nhiều khả năng xảy ra. Ngược lại, đối với một chuyên gia, thì chỉ có số ít khả năng xảy ra với sự việc tương tự”. Câu nói này diễn giải ý nghĩa của triết lý Shoshin, “Hãy bắt đầu mọi thứ từ con số 0, với suy nghĩ đơn giản của một người mới”.
Bắt đầu từ con số 0 giúp bạn tìm ra góc nhìn sáng tạo và khách quan. Ngược lại, khi bạn đã am hiểu sự việc, bạn sẽ sử dụng kinh nghiệm bản thân để phủ nhận những khả năng có thể xảy ra, hay bạn sợ hãi và chần chừ để bắt đầu chúng. Hãy vận dụng triết lý Shoshin để tránh suy nghĩ và phân tích quá nhiều, từ đó hạn chế overthinking.
Không có gì là hoàn hảo. Thay vì đau đáu tìm kiếm điều hoàn hảo, bạn hãy tìm vẻ đẹp trong những điều không hoàn hảo. Triết lý Wabi-sabi giúp bạn đỡ cảm giác thất vọng về bản thân, nhất là khi mỗi người thường có xu hướng so sánh chính mình với một ai khác.
Theo đó, “Wabi” tạm hiểu là “sự mộc mạc”, còn “Sabi” có thể hiểu là “sự phai tàn”. Khi ghép với nhau, Wabi-sabi thể hiện sự tôn trọng và hoài niệm những thứ đã cũ kỹ theo năm tháng. Thay vì vứt bỏ những thứ không còn hoàn hảo, bạn hãy biết trân trọng và khám phá giá trị của chúng. Chính vì vậy, theo đuổi lối sống Wabi-sabi là biết sống trọn vẹn và chấp nhận từng khoảnh khắc, từ đó tìm ra vẻ đẹp giản đơn trong từng sự việc và chính bản thân mình.
“Shinrin” có nghĩa là “rừng”, còn “Yoku” nghĩa là “tắm”. Triết lý này thường được gọi là “tắm rừng”, nghĩa là bỏ hết ưu phiền, xô bồ cuộc sống và đắm mình tận hưởng những điều tuyệt vời của tạo hoá. Dành thời gian cho tự nhiên là một cách hữu hiệu nhất giúp bạn giải tỏa căng thẳng và nạp lại năng lượng.
Shinrin-Yoku được người Nhật áp dụng phổ biến. Phương pháp này giúp họ chữa lành bản thân, cải thiện giấc ngủ, tâm trạng và khả năng tập trung. Trở về đất mẹ không chỉ giúp bạn trở nên gần gũi với thiên nhiên, mà còn bày tỏ lòng biết ơn dành cho bầu không khí bạn được hít thở, hay các thực phẩm bạn ăn mỗi ngày. Ngoài ra, bạn đừng quên tập nói cảm ơn với tổ tiên, ông bà, bố mẹ, bạn bè hay bất kỳ sự việc nào khiến bạn cảm thấy may mắn vì được tồn tại. Biết nói cảm ơn giúp cuộc sống của bạn nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn.
The post Bạn thuộc kiểu người “overthinking”? Đây là 7 triết lý của người Nhật sẽ giúp bạn vượt qua điều này appeared first on Tạp chí Đẹp.
tham my diamond
https://ift.tt/gJwLEDo
https://thammydiamonduytin.tumblr.com
tham my diamond
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét