Mụn đầu đen tuy không gây đau nhức như mụn bọc nhưng lại làm bề mặt da kém mịn màng, thô ráp, sần sùi, lỗ chân lông giãn to và da nhanh lão hóa.
Mụn đầu đen là loại mụn xuất hiện khi lỗ nang lông trên da bị bít tắc, không viêm, là nỗi ác mộng của nhiều người vì chúng khiến làn da vùng mặt, lưng, ngực, cổ,… kém tươi tắn, mịn màng.
Không chỉ vậy, mụn đầu đen còn dễ tiến triển thành mụn bọc hoặc mụn mủ, gây ảnh hưởng nặng nề tới vẻ đẹp làn da.
Mụn đầu đen có kích thước nhỏ, có kích thước khoảng 1mm và có phần nhân mụn màu đen trồi lên trên bề mặt da. Mụn đầu đen thường không gây đau nhức hoặc sưng đỏ như mụn bọc. Nhưng nếu nặn mụn đầu đen, chúng có thể tiến triển nặng hơn, gây viêm nhiễm và tiến triển thành mụn bọc hoặc mụn mủ.
Mụn đầu đen thường xuất hiện trên mặt, đặc biệt là vùng mũi. Ngoài ra, mụn đầu đen cũng có thể xuất hiện ở vùng lưng, ngực cổ, vai hay cánh tay. Và vì mọi loại da đều có nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông nên mụn đầu đen có thể xuất hiện ở cả da dầu, da thường hoặc da khô.
Để điều trị hiệu quả, bạn cần xác định nguyên nhân gây ra mụn đầu đen. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng chủ yếu là một số lý do sau.
Do tuyến bã nhờn hoạt động nhiều: Các tuyến bã nhờn hoạt động nhiều, gây ra hiện tượng bít tắc lỗ chân lông.
Do chế độ ăn uống thiếu khoa học: Nếu như bạn thường xuyên ăn nóng, sử dụng nhiều đồ ngọt, rượu bia… Đó cũng là nguyên nhân gây ra mụn đầu đen.
Uống ít nước: Việc uống ít nước, không cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày cũng là nguyên nhân gây ra mụn đầu đen.
Lạm dụng thuốc: Việc tự ý dùng thuốc hoặc các mỹ phẩm chăm sóc da chứa các thành phần làm tổn hại đến làn da cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mụn đầu đen hình thành.
Chế độ làm việc, nghỉ ngơi thiếu hợp lý: Việc thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, hoặc làm quá nhiều công việc, stress, phụ nữ bước vào chu kỳ kinh nguyệt… cũng là nguyên nhân làm xuất hiện mụn đầu đen.
Mụn đầu đen được coi là loại cứng đầu, rất khó để tự hết nếu đã ở dạng mụn cứng với đầu đen trồi lên bên ngoài. Bạn chỉ có thể thấy mụn tự hết khi nó mới ở giai đoạn mới hình thành nang mụn.
Tuy nhiên, mụn đầu đen có thể tái phát. Do vậy, dù bạn áp dụng cách nào để trị mụn đầu đen đi chăng nữa thì cũng cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc da, nuôi dưỡng làn da từ bên ngoài, lẫn bên trong.
Khi để lâu năm, nhân mụn càng ngày càng lớn và khó thoát khỏi lỗ chân lông hơn. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp mụn tiến triển thành mụn bọc hoặc mụn mủ. Vì vậy, bạn cần loại bỏ mụn đúng cách để tránh mất thẩm mỹ và hạn chế tình trạng sưng viêm khó chịu.
Mụn đầu đen tuy không gây đau nhức như mụn bọc nhưng lại làm bề mặt da kém mịn màng, thô ráp, sần sùi, lỗ chân lông giãn to và da nhanh lão hóa. Không những vậy, mụn đầu đen thường khó loại bỏ, dễ bị đi bị lại nhiều lần và việc điều trị sai cách, tự nặn mụn có thể làm tình trạng mụn nặng hơn, dễ gây viêm nhiễm thành mụn bọc, mụn mủ.
Vì vậy, để điều trị mụn đầu đen hiệu quả, bạn có thể tham khảo các phương pháp dưới đây.
Dùng mỹ phẩm
Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm có công dụng trị mụn đầu đen, thu nhỏ lỗ chân lông nhưng cũng có rất nhiều sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc nên mỗi người cần phải sáng suốt lựa chọn cho mình sản phẩm tốt, phù hợp với da.
Áp dụng các mẹo trị mụn đầu đen tại nhà
Ngoài việc dùng mỹ phẩm, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong nhà để trị mụn đầu đen.
Kem đánh răng: Sau khi rửa sạch mặt với nước ấm, bạn lấy một chút kem đánh răng ra bàn chải mềm rồi chà nhẹ lên vùng da bị mụn đầu đen khoảng 2-3 phút và giữ nguyên trong khoảng 10-15 phút. Sau đó, rửa mặt lại với nước.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện phương pháp này 1-2 lần/tuần vì sử dụng kem đánh răng trong thời gian dài có thể làm da mỏng, khô và dễ bắt nắng.
Mật ong: Mật ong có khả năng khử trùng, chống ôxy hóa, giúp trị mụn đầu đen, làm se khít lỗ chân lông, tăng cường hiệu quả dưỡng ẩm, giúp da mịn màng và trắng sáng.
Bạn làm ấm mật ong nguyên chất trong vòng vài phút rồi thoa đều lên vùng da có mụn đầu đen. Sau khoảng 10 phút, bạn rửa lại thật sạch với nước ấm.
Bột yến mạch: Bạn ngâm bột yến mạch với một ít nước ấm cho tới khi bột yến mạch trở nên mềm. Sau đó, đắp lên vùng da có mụn đầu đen khoảng 15 đến 20 phút rồi rửa sạch.
Bạn chỉ cần thực hiện 2-3 lần/tuần, sau đó bạn sẽ thấy mụn đầu đen giảm đáng kể. Đồng thời, lỗ chân lông được thu nhỏ và làn da không còn tình trạng bóng nhờn.
Dùng vaseline: Bạn bôi một ít vaseline trên vùng da có mụn, dùng màng thực phẩm bọc lại trong vài phút rồi lấy tăm bông gạc vaseline ra. Vùng da lúc này cực kỳ mềm, có thể đẩy nhân mụn lên để bạn dễ dàng nặn ra.
Baking soda: Bạn pha baking soda với nước theo tỷ lệ 1:1, khuấy đều rồi chà lên mũi hoặc các vùng da bị mụn đầu đen khác, để khô trong 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
Tuy nhiên, những người sở hữu làn da nhạy cảm không nên dùng baking soda vì nguyên liệu này dễ gây kích ứng da.
Trứng gà: Bạn tách lấy lòng trắng trứng, nhúng miếng vải mềm sạch vào lòng trắng trứng rồi thoa đều lên vùng da bị mụn, nằm thư giãn khoảng 10-15 phút trước khi rửa mặt lại với nước sạch. Phương pháp này vừa có công dụng trị mụn đầu đen vừa giúp làm sáng da hiệu quả.
Để chăm sóc da và ngăn ngừa mụn đầu đen tận gốc, cần loại bỏ nguyên nhân gây mụn, giữ cho lỗ chân lông luôn thông thoáng, sạch sẽ và tránh các tác động xấu làm da tổn thương. Các cách chăm sóc da sau đây là lời khuyên hữu ích cho những người đang bị mụn đầu đen.
Rửa mặt thường xuyên: Nên rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ bằng sữa rửa mặt để loại bỏ tình trạng tích tụ bã nhờn và bụi bẩn trên da.
Gội đầu thường xuyên: Dầu thừa và bụi bặm đọng lại trên tóc sẽ góp phần làm tắc lỗ chân lông nên để phòng ngừa mụn đầu đen hiệu quả, chúng ta cần gội đầu thường xuyên.
Thận trọng khi dùng mỹ phẩm: Các loại mỹ phẩm có chứa dầu có thể khiến lỗ chân lông dễ bị bít tắc, dẫn tới mụn đầu đen. Vì vậy, khi lựa chọn các loại mỹ phẩm như đồ trang điểm, nước tẩy trang, kem chống nắng, người dùng nên chú ý chọn các sản phẩm không chứa dầu để tránh làm tình trạng mụn nặng hơn.
Tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm: Nên tẩy tế bào chết cho da 1 lần/tuần và đắp mặt nạ dưỡng ẩm 2 lần/tuần để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giảm dầu nhờn và giảm mụn đầu đen.
Có chế độ sinh hoạt hợp lý: Hạn chế đồ uống chứa nhiều chất đường, cồn, cafein,… vì chúng không chỉ gây hại cho gan mà còn kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Bạn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm rau quả tươi vào thực đơn, uống đủ 2-2,5 lít nước/ngày; sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng stress, lo lắng.
The post Làm thế nào để điều trị da mụn đầu đen và cách phòng ngừa? appeared first on Tạp chí Đẹp.
tham my diamond
https://ift.tt/cRL3aJ4
https://thammydiamonduytin.tumblr.com
tham my diamond
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét